Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Tôi hỏi đất: Đất sống với nhau như thế nào? – Chúng tôi tôn cao nhau! Tôi hỏi nước:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Tôi hỏi đất: Đất sống với nhau như thế nào?
– Chúng tôi tôn cao nhau!
Tôi hỏi nước: Nước sống với nhau như thế nào?
– Chúng tôi làm đầy nhau!
Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với nhau như thế nào?
– Chúng tôi đan vào nhau!
Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
– Người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người:
– Người sống với nhau như thế nào?”
(Hỏi – Hữu Thỉnh)
Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2: Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ?
Câu 3: Xác định nội dung chính của văn bản trên . Dựa vào nội dung đó hãy đặt một nhan đề khác cho văn bản
Câu 4: Từ lối sống của đất, nước và cỏ, anh (chị) rút ra bài học gì về lối sống của con người?
Câu 5 : Nghị luận xã hội : hãy viết 1 đoạn văn khoảng 200 chữ tìm lời giải đáp cho câu hỏi của tác giả :
Mong các bạn giúp mình chiều nay mình thi rồi

0 bình luận về “Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Tôi hỏi đất: Đất sống với nhau như thế nào? – Chúng tôi tôn cao nhau! Tôi hỏi nước:”

  1. Câu 1:

    – Biểu cảm, tự sự.

    Câu 2:

    – Điệp ngữ: Tạo nhịp điệu cho bài thơ mà còn góp phần tạo nên một cuộc đối thoại để mỗi người tự vấn và soi chiếu chính bản thân mình.

    – Nhân hóa: thổi hồn vào các sự vật vô tri.

    – Ẩn dụ: Phép ẩn dụ nhằm thức tỉnh con người sống trân trọng, yêu thương nhau hơn.

    Câu 3:

    – Con người cần sống tôn trọng, thân ái và gần gũi, nhân văn hơn với nhau.

    – Mơ ước của tôi.

    Câu 4:

    – Lối sống của con người: phải tôn trọng, giúp đỡ, yêu thương lẫn nhau.

    Câu 5:

    Bài thơ đã gợi nên bài học về lối sống của con người một cách sâu sắc, đi vào lòng người. Với cách nói, hỏi và trình bày độc đáo, nhà thơ Hữu Thỉnh đã làm cho người đọc, người nghe phải suy ngẫm về thái độ của bản thân. Khi hỏi đất, nước sống với nhau như thế nào, chúng trả lời “Chúng tôi tôn cao nhau” ; “Chúng tôi làm đầy nhau”. Khi “tôi” hỏi cỏ sống như thế nào,  cỏ trả lời là chúng tôi đan vào nhau. Chúng dù chỉ là thứ vô tri nhưng luôn sát cánh bên nhau. Còn con người, họ sống với nhau như thế nào, khi tác giả hỏi, hỏi mãi, hỏi mãi mà chẳng có ai trả lời. Bằng cách sử dụng những thứ xung quanh, tác giả muốn thức tỉnh con người về lối sống của mình. Điều này tồn tại trong xã hội hiện đại đang ngày càng bị cuốn trôi bởi những thứ công nghệ hiện đại, con người sống xa cách và có phần vô cảm, lạnh lùng với nhau. Bài học của đoạn thơ rất đơn giản nhưng mấy người hiểu được : chúng ta hãy sống thật yêu thương, tử tế, đoàn kết với những người xung quanh. Chỉ khi chúng ta làm được điều nó, trái tim yêu thương mới có thể tồn tại vĩnh cửu, mãi mãi lộ ra. Đừng để chúng bị vùi lấp trong danh lợi !

    Bình luận

Viết một bình luận