Đóng góp của nhà lý đối với sự phát triển của nền giáo dục dân tộc

Đóng góp của nhà lý đối với sự phát triển của nền giáo dục dân tộc

0 bình luận về “Đóng góp của nhà lý đối với sự phát triển của nền giáo dục dân tộc”

  1. Đó là quyết định dời đô từ Hoa Lư hẻo lánh hiểm trở ra Đại La, điểm trung tâm của đất nước, rồi mượn hình tượng rồng bay để đặt tên cho kinh đô mới Thăng Long, như muốn xác định một lần nữa người Việt là con Rồng cháu Tiên. Sau đó đổi tên nước Đại Cồ Việt thành quốc hiệu Đại Việt, trang trọng và kiêu hãnh, cũng là một cách tự khẳng định đất nước này ở phương Nam không có gì phải kiêng dè, e sợ những kẻ xấc xược hợm mình ở phương Bắc, tự cho nước mình là trung tâm thiên hạ, còn những dân, những nước láng giềng chung quanh là mọi rợ, man di.

    Cùng với đó “Bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt được coi là – Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên!” khẳng định vị thế chủ quyền của đất nước trước cuộc xâm lược của quân Tống.

    Bài thơ thần “Bản Tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của dân tộc Việt đã vang lên trên sóng nước Như Nguyệt, khích động tinh thần quân sĩ, dấy lên niềm tự hào dân tộc và đó chính là vũ khí chiến thắng kẻ thù:

    “Nam quốc sơn hà Nam đế cư
    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

    Hùng khí của bài thơ Thần đã xuyên suốt không gian, vượt qua thời gian vọng mãi đến ngàn năm

    Bình luận

Viết một bình luận