dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy phân tích đặc điểm địa hình khu vực đồi núi nước tanhững đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất và đời sống
dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy phân tích đặc điểm địa hình khu vực đồi núi nước tanhững đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất và đời sống
Địa hình đồi núi nước ta chia làm 4 khu vực chính, dựa vào Atlat địa lý ta có thể thấy:
Vùng núi Đông Bắc
– Vùng đồi núi thấp.
– Vị trí tả ngạn sông Hồng.
– Có 4 cành cung lớn trải dài và tụ lại ở Tam Đảo.
Vùng núi Tây Bắc
– Là vùng núi cao nhất nước ta với nhiều đỉnh núi cao trên 2500m.
– Trải dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.
– Nhiều sơn nguyên, cao nguyên.
– Phạm vi từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả.
Vùng Trường Sơn Bắc
– Là vùng núi thấp, trải dài theo biên giới Việt – Lào.
– Hướng Tây bắc – Đông nam.
– Ngăn cách với vùng Trường Sơn Nam bằng dãy Bạch Mã.
– Có sự khác biệt giữa 2 sườn núi, sườn Đông hẹp và dốc, sườn Tây thoải hơn.
Vùng Trường Sơn Nam
– Là vùng đồi núi và cao nguyên.
– Gồm nhiều khối núi và cao nguyên xếp tầng.
– Khác biệt rõ rệt giữa 2 sườn núi, sườn Đông dốc đứng, sườn Tây thoải dần xuống các cao nguyên.
Ảnh hưởng của những đặc điểm đó đến sản xuất và đời sống:
* Thuận lợi:
– Nhiều tài nguyên khoáng sản có nguồn gốc nội sinh.
– Tài nguyên rừng phong phú, quý hiếm và đa dạng.
– Các cao nguyên rộng lớn, bằng phẳng, tạo điều kiện hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp.
– Nhiều danh lam thắng cảnh, tạo điều kiện phát triển du lịch.
* Khó khăn:
– Thiếu nước trầm trọng vào mùa khô.
– Địa hình bị cắt xẻ gây khó khăn cho giao thông vận tải và giao lưu kinh tế giữa các vùng.
– Độ dốc lớn,khi gặp thiên tai dễ gây sạt lở, lũ quét và xói mòn.