dựa vào khổ thơ thứ 3 của bài ánh trăng hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch làm rõ những đổi thay trong mối quan hệ của nhà thơ với vần trăng, trong đó có sử dụng câu bị động và phép lặp ( gạch chân chú thích)
CÁC BẠN ĐỪNG CHÉP TRÊN MẠNG NHA TỰ LÀM GIÚP MÌNH
Hình ảnh vầng trăng trong hiện tại được miêu tả cụ thể qua khổ thơ thứ 3. Hoàn cảnh sống đã thay đổi, đất nước hòa bình. Xa rời cuộc sống giản dị của quá khứ, con người được sống sung túc trong “ánh điện cửa gương” – cuộc sống đầy đủ, tiện nghi, khép kín trong những căn phòng hiện đại,xa rời thiên nhiên. Cũng từ đó mà “Vầng trăng đi qua ngõ – như người dưng qua đường”. Vầng trăng bây giờ đối với người lính năm xưa giờ chỉ là dĩ vãng, dĩ vãng nhạt nhòa của quãng thời gian xa xôi nào đó. “Vầng trăng tình nghĩa” trở thành “người dưng qua đường”. Vầng trăng vẫn “đi qua ngõ”, vẫn tròn đầy, vẫn thủy chung tình nghĩa, nhưng con người đã quên trăng, hờ hững, lạnh nhạt, dửng dưng đến vô tình. Vầng trăng giờ đây bỗng trở thành người xa lạ, chẳng còn ai nhớ, chẳng còn ai hay biết. Đối với người lính lúc này, trăng chẳng khác gì “người dưng qua đường”, hờ hững, lạnh nhạt, không đáng để bận tâm. Rõ ràng, khi thay đổi hoàn cảnh, con người có thể dễ dàng quên đi quá khứ, có thể thay đổi về tình cảm. Nói chuyện quên nhớ ấy, nhà thơ đã phản ánh một sự thực trong xã hội thời hiện đại.
– câu bị động: Hình ảnh vầng trăng trong hiện tại được miêu tả cụ thể qua khổ thơ thứ 3.
– phép lặp: trăng, vầng trăng