Dựa vào kiến thức đã học và thực tế tại nơi em học tập thực tế, hãy làm rõ tinh thần kiên trung bất khuất của dân tộc ta
Mng giúp em với ạ. Em cảm ơn
Dựa vào kiến thức đã học và thực tế tại nơi em học tập thực tế, hãy làm rõ tinh thần kiên trung bất khuất của dân tộc ta
Mng giúp em với ạ. Em cảm ơn
@fish
“Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta”. Bác Hồ đã có một nhận định đúng đắn về tinh thần yêu nước sâu sắc của cha ông ta. Theo Người: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày”. Lời dặn đó của Bác khiến chúng ta có nhiều suy nghĩ trong việc thể hiện lòng yêu nước trong thời đại ngày nay.
Cha ông ta từ thuở xưa đã thể hiện tinh thần yêu nước bất diệt qua những cuộc chiến đấu anh dũng để bảo vệ nền độc lập, tự do của đất nước. Từ những năm 40, Hai Bà Trưng đã không nề hà phận nữ nhi phất cờ nổi dậy đánh tuổi tên Thái thú Tô Định nhà Hán để trả nợ nước thù nhà. Trong lời hịch xuất quân của Hai Bà có những lời thật hùng tráng:
“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”.
Sau Hai Bà Trưng còn có Bà Triệu, Phùng Hưng, Mai Thúc Loan,… liên tục nổi dậy chống ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc. Và đến năm 938, với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, Ngô Quyền đã khẳng định quyền tự chủ của đất nước, đưa giang san vào kỉ nguyên mới. Sau Ngô Quyền, tinh thần yêu nước của cha ông chẳng những được thể hiện qua các cuộc chiến dữ dội quyết tâm bảo vệ đất nước như ba lần đánh đuổi giặc Nguyên – Mông của vua tôi nhà Trần, đại chiến mùa xuân 1789 đánh quân xâm lược nhà Thanh của Nguyễn Huệ… mà còn được khẳng định qua ý chí xây dựng Tổ quốc thái bình, thịnh trị. Trong “Chiếu dời đô”, vua Lí Thái Tổ đã bày tỏ mong muốn dời đô về thành Đại La để dân cư kinh đô an cư lạc nghiệp đặng phát triển kinh tế đất nước. Trong “Phò giá về kinh”, Trần Quang Khải cũng bày tỏ mong muốn xây dựng nền thái bình lâu dài:
“Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu”.
Vậy là, dù trải qua hơn bốn ngàn năm lịch sử mà triều đại nào cũng hoen máu của những cuộc chiến tranh nhưng người Việt ta có quyền tự hào vì phần lớn đó là máu của những cuộc chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh yêu nước khẳng định tinh thần yêu nước bất khuất, kiên trung của toàn dân tộc. Hơn thế, cái mong muốn tột bậc của người Việt ta đâu phải là chiến tranh tàn khốc? Dù là ai, hễ là người Việt Nam chân chính, tất thảy đều mong ước đất nước được yên bình, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.
Sau hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, ngày nay đất nước ta đã thực sự được hưởng yên vui. Nhưng một vấn đề lớn đặt ra là làm sao để những “của quý kín đáo” của lòng yêu nước “đều được đưa ra trưng bày”. Trong thời bình, nhiệm vụ cao cả của mỗi người dân nước Việt là ra sức xây dựng và tiếp tục nâng cao tinh thần cảnh giác để bảo vệ đất nước. Mỗi tầng lớp xã hội ra sức hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình: nông dân thi đua sản xuất, công nhân thi đua lao động, học sinh sinh viên phấn đấu học tập,… Và đặc biệt, các nhà lãnh đạo đất nước, lãnh đạo các ban ngành đoàn thể cần nỗ lực đưa ra những định hướng và giải pháp đúng đắn cho bài toán phát triển đất nước.
#hoctot
cho mk xin ctlhn ạ
-lịch sử hào hùng của dân tộc VN
-phát huy sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc
-người cộng sản kiên trì ,bất khuất ,tin thần đồng chí sắc son