Dùng lực kế cân 1 vật trong không khí được 100N, trong nước được 80N a) Hỏi khi cân trong dầu( D=0,8g/cm^3) thì lực kế chỉ bao nhiêu? b) Muốn cho khi

Dùng lực kế cân 1 vật trong không khí được 100N, trong nước được 80N
a) Hỏi khi cân trong dầu( D=0,8g/cm^3) thì lực kế chỉ bao nhiêu?
b) Muốn cho khi cân vật trong dầu lực kế vẫn chỉ 100N thì vật có thể tích bao nhiêu?
Giúp mk với sắp học rùi!

0 bình luận về “Dùng lực kế cân 1 vật trong không khí được 100N, trong nước được 80N a) Hỏi khi cân trong dầu( D=0,8g/cm^3) thì lực kế chỉ bao nhiêu? b) Muốn cho khi”

  1. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật khi ngập trong nước (ngập hoàn toàn):

    $F_A=F-F_1=100-80=20(N)$

    Thể tích vật (lấy $D_n=1000kg/m^3$)

    $V=\frac{F_A}{10D_n}=\frac{20}{10.1000}=0,002(m^3)=2000(cm^3)$

    $a)$ Lực Acsimet tác dụng khi vật trong dầu:$(D=0,8g/cm^3=800kg/m^3)$

    $F_{A_d}=10D.V=10.800.0,002=16(N)$

    ⇒ Số chỉ lực kế là $F_2=F-F_{A_d}=100-16=84(N)$

     

    Bình luận
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

     $P=100N$

     $P_{1}=80N$

     $d=8000N/m^{3}$

     $a,P_{2}=?$

     $b,V’=?$

    $a,$ Vì khi cân trong nước thì nước tác dụng lực đẩy Acsimet nên số chỉ của vôn kế nhỏ hơn

    ⇒ Độ lớn của lực đẩy Acsimet nước tác dụng lên vật là : 

    $F_{A_{1}}=P-P_{1}=100-80=20N$

    Khi nhúng vật trong dầu thì lực kế chỉ :

    $P_{2}=P-F_{A_{2}}=P-F_{A_{1}}.\frac{4}{5}=100-16=84(N)$

    $b,$ Vì khi nhúng vật trong dầu thì dầu sẽ tác dụng một lực đẩy lên vật nên khi cân vật trong dầu thì lực kế không chỉ $100N$ ( trọng lượng của vật ) cho dù vật có thể tích bao nhiêu

    Bình luận

Viết một bình luận