đừng trả lời tầm bậy nha
Câu 1. Thụ phấn là gì? Nêu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ? Lấy 2 ví dụ vầ hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
Câu 2. Những loài hoa nở về đêm như hoa quỳnh, hoa nhài… có đặc điểm gì để thu hút sâu bọ?
Câu 3. Nuôi ong trong vườn cây ăn quả có lợi gì?
Câu 4. Thụ tinh là gì ? Thế nào là sinh sản hữu tính?
Câu 5. Có mấy nhóm quả chính, đặc điểm của từng nhóm?
Câu 6. Mỗi nhóm quả có các loại nào? đặc điểm của từng loại ? Lấy ví dụ cho từng loại?
Câu 7. Hạt có những bộ phận nào? Chức năng của từng bộ phận?
Câu 8. Có mấy loại hạt? Phân biệt được hạt Một lá mầm và hạt Hai lá mầm?
Câu 9. Có mấy cách phát tán quả và hạt? Đặc điểm của quả và hạt có cách phát tán trên? Lấy ví dụ?
CÂU 1.
– Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc vs đầu nhụy
– Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ:
* Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ là: hoa thường có màu sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính
VD: hoa bí ngô, hoa mướp, hoa vừng…
CÂU 2.
– Đặc điểm của những hoa nở về ban đêm như hoa nhài, hoa quỳnh, dạ hương … là thường có màu trắng (nổi bật trong đêm tối) khiến sâu bọ dễ phát hiện; có mùi thơm đặc biệt quyến rũ sâu bọ.
CÂU 3.
– Ong giúp thụ phấn cho hoa trong lúc đi hút mật. Nuôi ong trong vườn cây ăn quả giúp tăng số lượng hoa được thụ phấn, cây ra nhiều quả. Ngoài ra, ong sử dụng mật hoa để làm thức ăn và làm mật. Nuôi ong vừa giúp tăng sản lượng quả, vừa giúp tăng thêm thu nhập từ ong và sáp ong cho chủ vườn.
CÂU 4.
– Thụ tinh là quá trình hợp giữa tinh trùng của con đực và trứng của con cái
– Sinh sản hữu tính là sinh sản có hiện tượng thụ tinh. Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) tọ thành một tế bào mới gọi là hợp tử.
CÂU 5.
* Quả khô:
– Vỏ quả khi chin: khô, cứng, mỏng.
– Chia thành 2 nhóm:
+ Quả khô nẻ: khi chín khô vỏ quả có khả năng tách ra. Vd: quả cải, quả đậy Hà Lan……
+ Qủa khô không nẻ: khi chín khô vỏ quả không tự tách ra. Vd: quả thìa là, quả chò….
* Quả thịt:
– Vỏ quả khi chin: mềm, dày, chứa đầy thịt quả.
– Chia thành 2 nhóm:
+ Qủa mọng: phần thịt quả dày mọng nước. Vd: quả cam, cà chua….
+ Qủa hạch: có hạch cứng chứa hạt ở bên trong. Vd: quả xoài, quả nhãn….
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Câu 1.
-Thụ phấn là hiện tượng tiếp xúc giữa hạt phấn với đầu nhụy.
-Ví dụ về hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: hoa bí ngô, hoa mướp, hoa vừng…
-Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ là: hoa thường có màu sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính.
Câu 2.
–Đặc điểm của những hoa nở về ban đêm như hoa nhài, hoa quỳnh, dạ hương … là thường có màu trắng (nổi bật trong đêm tối) khiến sâu bọ dễ phát hiện; có mùi thơm đặc biệt quyến rũ sâu bọ.
Câu 3.
– Ong giúp thụ phấn cho hoa trong lúc đi hút mật. Nuôi ong trong vườn cây ăn quả giúp tăng số lượng hoa được thụ phấn, cây ra nhiều quả. Ngoài ra, ong sử dụng mật hoa để làm thức ăn và làm mật. Nuôi ong vừa giúp tăng sản lượng quả, vừa giúp tăng thêm thu nhập từ ong và sáp ong cho chủ vườn.
Câu 4.
-Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) tọ thành một tế bào mới gọi là hợp tử.
-Sinh sản hưu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất 2 loại giao tử đơn bội đực và cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển cá thể mới
– Sinh sản hữu tính tạo ra các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền.
Câu 5.
* Có 2 loại quả chính là quả khô và quả thịt.
– Quả khô: khi chín thì vỏ khô, cứng và mỏng
– Quả thịt: khi chín mềm, vò dày chứa thịt quả bên trong.
Câu 6.
+ Quả khô gồm 2 loại: quả khô tự nẻ và quả khô không nẻ.
_ Quả khô tự nẻ khi chín thì vỏ quả tự nứt ra: giúp phát tán hạt.
Vd : quả bông, quả đỗ,…
_ Quả khô không nẻ khi chín vỏ không tự nứt ra.
Vd : quả thì là, quả chò,…
+ Quả thịt gồm 2 loại: quả mọng và quả hạch.
_ Quả mọng: quả gồm toàn thịt, khi dùng dao cắt ngang quả thì cắt dễ dàng.
Vd : cà chua, cam,…
_ Quả hạch: bên trong quả có hạch cứng bao bọc lấy hạt
Vd : quả đào, mơ,…
Câu 7.
-Hạt gồm có vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
-Phôi của hạt gồm rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm.
-Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong phôi nhũ hoặc trong lá mầm (với những hạt không có phôi nhũ).
-Vỏ hạt có chức năng bảo vệ hạt
-Phôi có chức năng phát triển thành cây mầm sau dể phát triển thành cây con.
-Chất dinh dưỡng dự trữ có chức năng cung cấp chất dinh dương cho phôi phát triển thành cây con
Câu 8.
-Điểm giống nhau giữa hạt cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm là: đều có vỏ bao bọc bảo vệ hạt, phôi. Phôi đều có: chồi mầm, lá mầm. thân mầm và rễ mầm.
-Điểm khác nhau giữa hạt cây Hai lá mầm và hạt cây Một lá mầm là: phôi của hạt cây Hai lá mầm thì có 2 lá mầm, còn phôi của hạt Một lá mầm thì có 1 lá mầm. Chất dinh dưỡng dự trữ ở hạt cây Hai lá mầm nằm trong 2 lá mầm, còn ở cây Một lá mầm thì nằm ở phôi nho.
Câu 9.
.
Có 3 cách phát tán của quả và hạt:
– Phát tán nhờ gió: Quả có cách hoặc có túm lông nhẹ.
Ví dụ: Quả chò, quả trâm bầu, hạt hoa sữa, …
– Phát tán nhờ động vật: Quả có hương thơm, vị ngọt, hạt có vỏ cứng, quả có gai móc hoặc lông cứng.
Ví dụ: Quả ké đầu ngựa, quả trinh nữ, …
– Tự phát tán: Khi chín quả tự nứt ra để hạt tung ra ngoài.
Ví dụ: Quả đậu, quả cải , …
– Phát tán nhờ con người: Con người cũng có thể giúp quả và hạt phát tán đi rất xa và phát triển khắp nơi.
Ví dụ: Quả táo, quả xoài ,…