Em đang cần gappp ah !!! Hãy so sánh (khác nhau + giống nhau) nét văn hóa dân tộc trong các TK X-XV so với ở các TK XVI-XVIII? Nêu nhận xét? 5 sao

Em đang cần gappp ah !!!
Hãy so sánh (khác nhau + giống nhau) nét văn hóa dân tộc trong các TK X-XV so với ở các TK XVI-XVIII? Nêu nhận xét?
5 sao cho ai trloi đầy đủ+ đúng ạ !!!

0 bình luận về “Em đang cần gappp ah !!! Hãy so sánh (khác nhau + giống nhau) nét văn hóa dân tộc trong các TK X-XV so với ở các TK XVI-XVIII? Nêu nhận xét? 5 sao”

  1.     TK XVI-XVIII:

     + Sử học: Bên cạnh các bộ sử nhà nước còn có các bộ sử tư nhân như Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục,…

         + Địa lý: tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư,..

         + Quân sự: tập Hổ trướng khu cơ,…

         + Triết học: bộ sách của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác,…

         + Kĩ thuật: đúc súng đại bác, đóng thuyền chiến…

    – Nhận xét

         + Ưu điểm: Những thành tựu khoa học đã diễn ra trên nhiều lĩnh vực hơn các thế kỉ trước, có nhiều tác phẩm có giá trị.

         + Hạn chế: Do những hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời đã làm cho khoa học tự nhiên không có điều kiện phát triển. Trong lĩnh vực kĩ thuật, việc ứng dụng những thành tựu từ bên ngoài cũng chủ yếu dừng lại ở việc chế tạo thử chứ chưa phát triển.

    TK X-XV:

    Thành tựuVăn học

    – Văn học dân tộc ngày càng phát triển. Hàng loạt bài thơ, hịch, phú nổi tiếng như “ Nam quốc Sơn Hà”, “Hịch tướng sĩ”, “Bạch Đằng giang phú”, “Bình Ngô đại cáo”…

    – Văn thơ chữ Nôm xuất hiện: Quốc âm thi tập, Hồng Đức thi tập

    – Văn học dân gian tiếp tục phát triển và đạt nhiều thành tựu.

    Nghệ thuật

    – Nhiều công trình nghệ thuật Phật giáo được xây dựng ở khắp mọi nơi: chùa Một Cột, chùa Dâu, chùa Phật Tích, tháp Báo Thiên, tháp Phổ Minh, chương Quy Điền,…

    – Cuối thế kỉ XIV, thành nhà Hồ được xây dựng và trở thành điển hình nghệ thuật xây thành.

    – Tháp Chăm được xây dựng nhiều và mang phong cách đặc sắc.

    – Nhiều tác phẩm điêu khắc mang hoa văn, họa tiết độc đáo

    – Nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng ra đời và ngày càng phát triển.

    – Âm nhạc phát triển có nhiều nhạc cụ như cơm sáo, tiêu, đàn cầm, cồng chiêng…

    – Múa được tổ chức vào các ngày lễ, ngày mùa.

      

    Bình luận
  2. X-XV: Đạo Phật là quốc giáo, Đạo giáo tuy ko phổ cập nhưng hoà lẫn với tín ngưõng dân gian, giáo dục từng bước hoàn thiện, thơ văn giai đoạn đầu mang nặng tính phật giáo, sau xuất hiên thêm văn học yêu nước thời Lý, Trần, vnă học chữ Nôm xuất hiên và phát triển, công trình kiến trúc Phật giáo, khoa học kĩ thuật đạt đựoc nhiều thành tựu có giá trị….
    XVI-XVIII: Nho Giáo chiếm vị trí độc tôn, xuất hiện thiên chúa giáo (bị nhà nước cấm), xuất hiện mẫu tự Latin (chưa đựoc phổ cập), xuất hiện nhiều nhà thơ Nôm nổi tiếng, văn học dân gian, nghệ thuật sân khấu… 

    Bình luận

Viết một bình luận