Em hãy chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa bốn câu thơ đầu trong đoạn trích ” Cảnh ngày xuân” Với sáu câu đầu của đoạn trích ” Kiều ở lầu Ngưng B

Em hãy chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa bốn câu thơ đầu trong đoạn trích ” Cảnh ngày xuân” Với sáu câu đầu của đoạn trích ” Kiều ở lầu Ngưng Bích ”

0 bình luận về “Em hãy chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa bốn câu thơ đầu trong đoạn trích ” Cảnh ngày xuân” Với sáu câu đầu của đoạn trích ” Kiều ở lầu Ngưng B”

  1. BÀI LÀM

    – ” Truyện Kiều” của đại thi hào là một kiệt tác văn học của Việt Nam ta. Tác phẩm không chỉthành công ở việc nói lên cuộc đời, thân phận khổ cực của  Thúy Kiều mà còn thành công ở việc miêu tả bức tranh thiên nhiên ở những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của giai nhân ” hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”. Đoạn trích ” Cảnh ngày xuân” và ” Kiều ở lầu Ngưng Bích” là những minh chứng tiêu biểu cho nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du

     Trước hết đến với Cảnh ngày xuân ta bắt gặp cảnh thiên nhiên vào tiết trời mùa xuân tràn đầy sức sống, đẹp lung linh. Đây là những câu thơ thuộc phần I của ‘Truyện Kiều” có sức làm say lòng người

    “Ngày xuân con én đưa thoi

    Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

    Cỏ non xanh tận chân trời

    Cảnh lê trắng điểm một vài bông hoa”.

    Hai câu thơ đầu vừa có sức gợi về thời gian, lại vừa có sức gợi về không gian. Ngày xuân thấm thoát trôi qua thật nhanh như thoi đưa. Cả mùa xuân có chín mươi ngày thì nay đã qua tháng giêng, tháng hai và bước sang tháng thứ ba. Ánh sáng của ngày xuân nhè nhẹ, trong veo, lan tỏa, trải dài khắp muôn nơi. Trên nền trời cao là những đàn chim én mùa xuân đang chao nghiêng bay lượn, dưới mặt đất là một thềm cỏ xanh non bất tận trải dài xa tít tắp. Động từ “tận” làm cho không gian mùa xuân như đang giãn nở, ngày càng mở rộng ra biên độ và bao trùm cả không gian xuân là một màu xanh biếc của cỏ lá. Trên nền cỏ xanh tươi ấy là những bông hoa lê điểm vài sắc trắng gợi lên sự tinh khôi, mới mẻ. Biện pháp đảo ngữ có tác dụng tô đậm thêm và làm nổi bật hơn sức trắng của hoa lê trên nền cỏ mùa xuân.

    Ở hai câu thơ cuối, nhà thơ đã vận dụng khéo léo, tài tình từ hai câu thơ cổ bên Trung Quốc để viết nên những vần thơ của mình:

    Phương thảo liên thiên bích

    Lê chi sổ điểm hoa.

    Nguyễn Du mượn hình ảnh trong thơ cổ tạo ra tính cổ kính, uyên bác cho tác phẩm. Nhưng ông cũng đã có những bước sáng tạo đáng kể khi tô đậm màu thảm cỏ. Thủ pháp đảo ngữ khiến cho hình ảnh hoa lê trắng thêm sinh động, lung linh. Hồn hoa như lãng đãng khắp bầu trời xuân tươi.

       Không dừng lại ở đó, thủ pháp tả cảnh của Nguyễn Du còn được nâng lên ở 1 tầm cao mới khi nhà thơ đã đặc sắc tả cảnh để ngụ tình: 

    Trước lầu Ngung Bích khóa xuân,

    Vẻ non xa tầm trăng gần ở chung.

    Bốn bề bát ngát xa trông,

    Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.

    Qua sáu câu đầu đoạn trích ”Kiều ở lầu Ngưng Bích” Nguyễn Du đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích qua cái nhìn đầy tâm trạng của Thúy Kiều. Câu thơ đầu với từ ”khóa xuân” gợi cho người đọc thấy được hoàn cảnh rất tội nghiệp của Kiều lúc này: Nàng bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Từ trên lầu cao nàng phóng tầm mắt ra thế giới tự nhiên, trước mắt nàng là dãy núi mờ xa, trên đầu là một tấm trăng lạnh lẽo, xung quanh là bốn bề bát ngát với cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia. Từ láy ”bát ngát” gợi lên không gian mênh mông rợn ngợp gợi cảm giác lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa mênh mang trời đất. Cái lầu chơi vơi ấy giam hãm một số phận con người. Cảnh ở đây là cảnh thực nhưng cũng có thể là cảnh mang tính ước lệ để gợi lên sự mênh mông rợn ngợp của không gian, qua đó làm nổi bật tâm trạng cô đơn của Kiều, không chỉ cảm nhận về không gian Kiều còn cảm nhận về thời gian ”mây sớm đèn khuya” diễn tả thời gian tuần hoàn khép kín.

       Cả hai đoạn trích đều có điểm tương đồng đó là đều miêu tả khung cảnh thiên nhiên, là những bức tranh thiên nhiên thật đẹp. Tuy nhiên, ở mỗi cảnh ta lại thấy được tâm trạng khác nhau. Oử Cảnh ngày xuân, đó là thiên nhiên tràn ngập sức sống trong Tiết thanh minh, khi mà cuộc sống của Thúy Kiều vẫn ” êm đềm trướng rủ màn che”. Còn ở “Kiều ở lầu Ngung Bích’, thiên nhiên ở đây được miêu tả dưới góc nhìn của Thúy Kiều, tuy đẹp mà buồn. Cảnh mang tâm trạng của con người ” Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

    NHỚ VOTE MIK 5 SAO + CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT NHA

    Bình luận

Viết một bình luận