Em hãy kể lại đoạn trích “Trong lòng mẹ” theo ngôi kể thứ 3 Mọi người giúp mình với ạ Mình đang cần gấp!

Em hãy kể lại đoạn trích “Trong lòng mẹ” theo ngôi kể thứ 3
Mọi người giúp mình với ạ
Mình đang cần gấp!

0 bình luận về “Em hãy kể lại đoạn trích “Trong lòng mẹ” theo ngôi kể thứ 3 Mọi người giúp mình với ạ Mình đang cần gấp!”

  1. CHÚC BẠN HỌC TỐT ^^
    Văn của Nguyên hồng giàu cảm xúc,ngọt ngào và nhuần nhị rất hợp với những kỉ niệm về mẹ và về tuổi thơ.Phải chăng vì lẽ đó mà có ý kiến đã cho rằng “Nguyên hồng là nhà văn của phụ nhữ và nhi đồng”.Lời nhận định khái quát gần trọn sự nghiệp sáng tác của Nguyên hồng và đặc biệt đúng ở đoạn trích Trong lòng mẹ.

    Nguyên hồng đến với phụ nữ và trẻ em không phải như là một sự ngẫu nhiên.Ngay từ hai tập sách đầu tay,tiểu thuyết Bỉ vỏ và hồi ký Những ngày thơ ấu,nhà văn đã dụng công viết về những gian truân của họ.Từng có lúc nếm trải cuộc sống cùng cực ở xóm Cấm,Hải Phòng,Nguyên hồng hiểu những nỗi đắng cay kia như chính cuộc đời mình.Có thể nói những trang hồi ký về “ngày thơ ấu”là những trang văn đậm sâu kỷ niệm về tình mẫu tử,ở đó,tác giả đã để cho tình thương yêu vượt lên bao định kiến hằn học mà tỏa sáng.

    Trong lòng mẹ là một đoạn trích ngắn gọn gồm ba nhân vật:hai người phụ nữ và một cậu bé trai.Ba nhân vật khác nhau về tính cách nhưng đều đã hiện lên sinh động và đầy ấn tượng dưới ngòi bút của Nguyên hồng.Đoạn trích chứng tỏ sự am hiểu sắc của nhà văn về phụ nữ và trẻ em.Đặc biệt là sự nắm bắt cá tính và tâm lý.

    Nhân vật người cô được nhà văn xây dựng qua đối thoại.Nhân vật không được đặc tả nhưng tính cách cứ lộ dần qua lời đối thoại.Đó là một hình mẫu điển hình cho sự tàn nhẫn và lòng đố kỵ.Sự nhỏ nhoi của người cô làm bé Hồng đau nhói.Những lời nói lạnh lùng mà quái ác của người cô như được chắt ra từ bao cảnh đời ngang trái mà Nguyên hồng đã gặp.Cái ác có nhiều loại nhưng sự tàn nhẫn giả dối và đố kỵ thì ở đâu chẳng có những nét mặt giống nhân vật của Nguyên hồng.

    Hiểu sâu sắc về nhân vật phản diện nhưng tác giả còn tỏ ra tinh tế hơn nhiều khi lật mở những vẻ đẹp của tình yêu thương trong tâm hồn non nớt của bé Hồng.Tình yêu mẹ của bé Hồng vượt qua tất cả những dèm pha nanh nọc của bà cô.Ở trong em,kỷ niệm về mẹ,hình ảnh của mẹ bao giờ cũng tươi đẹp và trong sáng vô cùng.Dù có những lúc boăn khoăn nhưng cậu bé Hồng vẫn kiên trì một suy nghĩ đầy yêu thương về mẹ.Thế mới biết Nguyên Hồng hiểu và rất hiểu tuổi thơ.Ở đó,có thể nói trong tất cả chúng ta,cái anh sáng chiếu rọi lung linh và duy nhất đó là sự hiền hòa,yêu thương của lòng mẹ.Với hình ảnh bé Hồng,nhà văn dường như đã làm cho tình mẫu tử trên thế gian này thiêng liêng và ý nghĩa hơn gấp nhiều lần.

    Nhân vật kiệm lời nhất nhưng lại để lại cho chúng ta nhiều day dứt nhất chính là mẹ bé Hồng.Một người phụ nữ hẳn phải hiền hậu vô cùng.Chỉ cần xem cái nhìn nhân vật đón bé Hồng,ôm trọn cái sinh linh bé nhỏ vào lòng mà ta cảm thấy cái tình mẫu tử sâu nặng và cao quý biết bao.Không thể diễn tả hiết nỗi đau của người mẹ khi phải xa con và cũng không thể diễn tả hết niềm hạnh phúc trong ngày gặp lại con,nhà văn để cho người mẹ đáng thương im lặng.Ngày gặp lại con không biết có bao nhiêu cảm giác trong lòng người mẹ đang được ngân lên:vui có,buồn có,lo lắng,tủi hờn cũng có.Vậy sự im lặng đã trở thành sự diễn đạt tình tế nhất.

    Viết về phụ nữ,nhi đồng,viết về những kỷ niệm tuổi thơ không khó nhưng viết cho hay thì không dễ chút nào.Văn của Nguyên Hồng có nguồn mạch tự nhiên về đề tài người phụ nữ,về tuổi thơ.Cái nguồn mạch ấy chính là sự chắt lọc từ lòng yêu thương của Nguyên Hồng,từ những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ và sâu sắc về người mẹ kính yêu.

    Bình luận
  2.   Ngày thơ ấu là một phần kỷ niệm không thể quên của mỗi con người, tác giả Nguyên Hồng là một trong số đó. Nó là những trang hồi ký chứa đầy nước mắt, thổn thức xót xa của một trái tim sớm phải nếm vị đắng cuộc đời, thiếu vắng tình thương và luôn khát khao tình yêu của mẹ. Điều đó đã được tác giả đúc kết lại trong tcá phẩm Những ngày thơ ấu, đặc biệt qua đoạn trích Trong lòng mẹ. Đoạn trích cho thấy một tâm hồn nhạy cảm , trong trắng, thơ ngây của một trái tim luôn tôn thờ người mẹ – bé Hồng.  

       Chú bé Hồng sinh ra là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng không tình yêu: Người bố nghiện ngập, người mẹ trẻ trung luôn khao khát tình yêu thương song đành chôn vùi tuổi xuân bên người chồng nghiện ngập. Cuối cùng người bố chết, người mẹ bỏ lại hai anh em Hồng để đi “tha hương cầu thực” trong sự ghẻ lạnh của họ hàng. Còn bà cô bên nội thì luôn gieo rắc vào đầu chú bé những rấp tâm tanh bẩn để chú cũng hoài nghi và ghét bỏ người mẹ của mình. Nhưng Hồng không những không ghét mẹ mà còn hiểu, thông cảm cho mẹ, lại còn càng ghét những cổ tục đã đày đọa mẹ. Những dấu ấn thành kiến của xã hội cay nghiệt ghi đậm dấu ấn trong tâm hồn non nớt của bé hồng, tạo nên những suy nghĩ già trước tuổi nhưng không thể nào xoá được những tình cảm kính yêu tôn thờ người mẹ. Mặc dù được sống trong một hoàn cảnh vật chất có phần sung sướng hơn những đứa trẻ lang thang không có mái nhà nhưng đối với bé hồng có lẽ hoàn cảnh ấy lại càng đáng thương hơn. Vốn dĩ đã không nhận đuợc một chút tình thương từ họ hàng, ấy vậy mà tình thương dành cho mẹ lại đang bị người khác tước đoạt mất. Nhưng vượt qua tất cả chính là tình yêu thương mẹ sâu sắc. Chiều hôm ấy khi vừa tan học, thoáng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ, chú liền gọi theo với giọng bối rối. Khi người mẹ quay đầu lại, Hồng liền sà vào lòng mẹ rồi hai mẹ con cùng sụt sùi hỏi thăm nhau. Khi ở trong lòng mẹ, chú chẳng còn mảy may đến những lời nói thâm độc của bà cô nữa. Cậu bé xúc động và thấy tủi hờn nên đã khóc rất trẻ con. Tiếng khóc vang vọng hơn không còn chất chứa nỗi niềm xót xa mà tràn trề niềm hạnh phúc. Giọt nước mắt hôm nay hoà chung giữa hai con người, là sự oà vỡ của cả hai tâm hồn mẹ – con làm nên tình mẫu tử.

       Câu chuyện trên đã để lại trong lòng người đọc một xúc cảm sâu sắc về tình mãu tử thiêng liêng trên thế giới này.

    Bình luận

Viết một bình luận