em hãy miêu tả vè công trình kiến trúc hoặc kẻ 1 câu truyện em yêu thích nhất vè các nước đông nam á

em hãy miêu tả vè công trình kiến trúc hoặc kẻ 1 câu truyện em yêu thích nhất vè các nước đông nam á

0 bình luận về “em hãy miêu tả vè công trình kiến trúc hoặc kẻ 1 câu truyện em yêu thích nhất vè các nước đông nam á”

  1. Nếu truyền thuyết vể bảy sợi tóc vàng đã gắn với sự ra đời ngôi Chùa Vàng của người Myanmar thì sự tích huyền thoại về chiếc xương đầu gối của Đức Phật Ấn Độ ban cho năm nhà sư Lào từ thế kỷ thứ III trước CN lại là lý do để người Viêng Chăn dựng nên tòa tháp Đại Phật tích (That Luồng).

    Đây là công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của đất nước Triệu Voi (hình 337). That Luồng được khởi xây vào năm 1566 trên nền và khung của một ngôi chùa cũ, cách trung tâm Viêng Chăn chừng 2km. Đây là một trong những ngọn tháp Phật lớn nhất nước Lào với chiều dài hai cạnh đáy là 90m X 90m, chiều cao 45m. Phần thân tháp được đặt cao ở vị trí trung tâm, có mặt bằng rộng 52m, dài 54m. Trong khuôn viên này còn có 30 tháp nhỏ màu vàng, đế vuông hình chóp cụt sơn màu trắng. Trên mặt chính các tháp đểu có ghi những lời thần chú bằng thứ tiếng địa phương (tiếng Thăm Pali). Chân tháp chính là một đài sen vuông xòe cánh ra bốn phía. Đài sen này được đặt trên bệ vuông có cấu trúc phức tạp, càng lên cao càng nhỏ lại, sau đó phình ra một gờ nổi được chạm khắc tinh vi. ở trên cùng có một trụ vuông phình ở dưới, miệng thắt dẩn lại như hình trái bầu, kết thúc bằng một tháp nhỏ, có mũi tên đâm thẳng lên trời. Toàn bộ trục tháp này được dát tới một ngàn cân vàng lá. Chạy quanh các tháp nhỏ là dãy hành lang vuông lộ thiên có các bậc lên xuống và các hành lang cao khắc 228 ngọn lá. Giữa mỗi lá có một khám nhỏ đặt tượng Phật bằng đất nung. Chính giữa mỗi mặt lan can đều có trổ cổng vào. Những cổng này hình vòng cung, trên có các tháp nhọn.

    Bình luận
  2. Trung Quốc thu hút du khách không chỉ bơi cảnh sắc thiên nhiên tuyệt mỹ mà bên cạnh đó còn là sức hấp dẫn của những công trình kiến trúc cổ đại, những tòa cung điện nguy nga, tráng lệ được xây dựng vô cùng kỳ công dưới các triều đại. Một trong số những kiến trúc đó ta không thể không kể đến công trình kiến trúc Vạn lí trường thành. Vạn Lý Trường Thành tọa lạc tại phía Bắc Trung Quốc, dài tới 21196,18 km2, đã tồn tại được hơn 2.300 năm theo suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc từ thời phong kiến đến nay. Suốt 2.300 năm Vạn Lý Trường Thành qua các triều đại khác nhau lại được xây dựng ở các khu vực khác nhau để bảo vệ ranh giới lãnh thổ. Và hoàng đế nhà Chu thời tiền Hoa (770 – 221 TCN) là người đầu tiên đặt nền móng cho công trình vĩ đại này. Người ta đã xây dựng Vạn Lý dựa trên trí tuệ, sự cống hiến, máu, mồ hôi và nước mắt. Nhiều gia đình bị ly tán, nhiều công nhân đã chết và mai táng như một phần của công trình này. Công nhân được huy động khắp nơi từ lính, nông dân, phiến quân.. Thân tường Vạn Lý Trường Thành thường có những khối cao 1,8 mét với những lỗ hổng, và những bức tường cao 1,2 m. Các tháp canh: Mỗi bức tường lớn khoảng 500 m hoặc thấp hơn (1.640 feet) có một tháp bên cạnh cho phép những người phòng thủ bắn mũi tên vào những kẻ tấn công tiến gần đến bức tường. Pháo đài được xây dựng tại các điểm truy cập quan trọng, dễ bị tấn công, như Pháo đài Shanhai Pass, Pháo đài Juyong Pass và Pháo đài Jiayu Pass. Trên pháo đài có rất nhiều cửa và cửa vòm. Vạn Lý Trường Thành là một trong bảy kỳ quan mới của thế giới. “Great Human Feat in History”: Vạn Lý Trường Thành là dự án xây dựng với thời gian dài nhất và chi phí lớn nhất, sự cống hiến từ cuộc sống con người, máu, mồ hôi và nước mắt. Nó xứng đáng nằm trong “Bảy kỳ quan mới của thế giới” và Di sản Thế giới của UNESCO

    Bình luận

Viết một bình luận