Em hãy nêu bài học kinh nghiệm giúp chúng ta đi lên CNXH được như ngày nay?
Em hãy hìm hiểu thêm về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Em hãy nêu bài học kinh nghiệm giúp chúng ta đi lên CNXH được như ngày nay?
Em hãy hìm hiểu thêm về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng tổng kết thực tiễn, làm rõ những kinh nghiệm, những bài học có giá trị. Đó là cơ sở rất cần thiết và quan trọng để phát triển sáng tạo và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của cách mạng Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: ”Chúng ta phải nâng cao sự tu dưỡng về chủ nghĩa Mác – Lênin để dùng lập trường, quan điểm, phương pháp chủ nghĩa Mác – Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của nước ta. Có như thế, chúng ta mới có thể dần dần hiểu được quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra những đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình hình nước ta”1. Người nhiều lần nhấn mạnh, lý luận là sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình lịch sử, đó là lý luận chân chính. Không coi trọng tổng kết kinh nghiệm, bài học sẽ không thể có lý luận, càng không thể phát triển lý luận. Và đương nhiên phát triển lý luận là để soi sáng thực tiễn bảo đảm cho thực tiễn vận động, phát triển đúng hướng có hiệu quả. Hồ Chí Minh cho rằng lý luận phải kết hợp chặt chẽ với thực tiễn.
Từ thực tiễn lãnh đạo cách mạng, Đảng đã sớm nhận thức tầm quan trọng và ý nghĩa của những kinh nghiệm và bài học tổng kết từ quá trình lịch sử. “Tổng kết kinh nghiệm là một phương pháp hết sức quan trọng để nâng cao trình độ lý luận và năng lực công tác của cán bộ, đảng viên”2.
Quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới theo con đường xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam tại các Đại hội đại biểu toàn quốc đã tổng kết những bài học lớn có giá trị lý luận và thực tiễn. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng rõ hơn, đường lối, Cương lĩnh của Đảng ngày càng được bổ sung, phát triển hoàn thiện hơn mang lại những thành tựu to lớn, một phần rất quan trọng là dựa trên tổng kết những kinh nghiệm, những bài học đó.
Cương lĩnh là văn kiện cơ bản của Đảng định rõ mục tiêu chiến lược của sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc trong một thời kỳ tương đối dài, xác định lực lượng, động lực, phương hướng cơ bản và các giải pháp chủ yếu để thực hiện có hiệu quả mục tiêu và phương hướng đó. Để bảo đảm tính khoa học và hiện thực của Cương lĩnh, nhất thiết phải tổng kết chặng đường lịch sử đã qua với những kinh nghiệm, bài học cần thiết. Cương lĩnh năm 1991 do Đại hội VII Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua (6.1991) đã nêu lên 5 bài học chủ yếu. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) do Đại hội XI của Đảng thông qua (1.2011) cũng đã nêu bật 5 bài học chủ yếu. Đó là sự tổng kết 81 năm Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam và nhất là 20 năm thực hiện Cương lĩnh 1991.
”Một là, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội – ngọn cờ vinh quang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau”3. Đây là bài học lớn xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam có ý nghĩa như một quy luật phát triển tất yếu của cách mạng và dân tộc Việt Nam trong thời đại mới”. Ngay từ Cương lĩnh đầu tiên (2.1930) Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sáng lập đã xác định rõ con đường phát triển của cách mạng là làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập để đi tới xã hội cộng sản. Mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội được kiên trì thực hiện trong tất cả các thời kỳ phát triển của cách mạng. Có thời kỳ, độc lập dân tộc đặt lên hàng đầu và trực tiếp, chủ nghĩa xã hội là định hướng đi tới (1930-1954); có thời kỳ cả hai mục tiêu chiến lược đó được thực hiện đồng thời, có quan hệ mật thiết và quyết định lẫn nhau (1954-1975) và từ sau 1975, nhất là từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội được nhận thức và thực hiện với những nội dung và thành tựu mới đã khẳng định giá trị khoa học và hiện thực của con đường gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã lựa chọn – sự lựa chọn dứt khoát từ năm 1930 khi Đảng ra đời.