em hãy nêu các chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đổi với nước ta trong thời Bắc thuộc trên lĩnh vực kinh tế?Mục đích của các

em hãy nêu các chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đổi với nước ta trong thời Bắc thuộc trên lĩnh vực kinh tế?Mục đích của các chính sách đó là gìtế?Mục đích của các chính sách đó là gì? Trả lời đúng giúp mik nha. Cảm ơn trc.

0 bình luận về “em hãy nêu các chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đổi với nước ta trong thời Bắc thuộc trên lĩnh vực kinh tế?Mục đích của các”

  1. – Chính trị : chia nước ta thành quận, huyện để cai trị, toàn bộ quyền hành đều thuộc về người Hán.
    – Kinh tế: ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân ta bằng nhiều hình thức.
    – Văn hoá : truyền bá Nho giáo và chữ Hán, bắt nhân dân ta theo phong tục cùa người Hán.
    ⇒ Những mục đích đó nhằm mục đích xoá tên nước ta, biến nước ta thành các đơn vị hành chính của Trung Quốc. Bóc lột, vơ vét các nguồn lợi về kinh tế của nước ta để phục vụ cho chính quốc. Thực hiện đồng hoá đối với nhân dân ta, biến dân tộc ta trở thành một bộ phận của người Hán.

    XIN CTLHN NHA

    Bình luận
  2. Sau khi chiếm được Âu Lạc, Triệu Đà chia Âu Lạc thành hai quận: Giao Chỉ (bao gồm vùng Bắc bộ ngày nay) và Cửu Chân (gồm vùng đất Thanh Hoá và Nghệ- Tĩnh) sáp nhập vào nước Nam Việt .

    Ở mỗi quận, Triệu Đà đặt một chức điển sứ để cai quản, thu cống phú và một chức tả tướng để chỉ huy quân đội chiếm đóng.

    Dưới quận, các liên minh bộ lạc cũ vẫn được giữ nguyên. Đứng đầu liên minh bộ lạc vẫn là lạc tướng. Nhà Triệu thi hành chính sách dung dưỡng “lấy người Di trị người Di” nhằm biến các lạc tướng, quý tộc bản địa (người Việt) thành chỗ dựa cho chính quyền đô hộ, giữ nguyên các tổ chức chính trị cũ của Âu Lạc ở các địa phương để sử dụng nó vào mục đích bóc lột.

    Năm 111 tr.CN, nhà Hán cử hàng chục vạn quân tấn công ồ ạt vào Nam Việt. Sau một thời gian chống cự, vua tôi nhà Triệu kẻ bị bắt, kẻ bị giết. Quân Hán do Lộ Bác Đức, Dương Bộc chỉ huy bắt được Lữ Gia- tể tướng Nam Việt đưa về Hán. Bọn giám quân của Nam Việt ở hai quận Quế Lâm là Cư Ông cùng các điển sứ quận Giao Chỉ, Cửu Chân đầu hàng nhà Hán. Bấy giờ, nhân tình hình rối loạn của Nam Việt, quận trưởng Tây Vu là Tây Vu vương nổi dậy với ý đồ khôi phục độc lập cho Âu Lạc. Nhưng vì lực lượng yếu, Tây Vu vương bị tả tướng Giao Chỉ là Hoàng Đồng giết chết. Cuộc khởi nghĩa thất bại, đất Âu Lạc từ đó bị nhà Hán đô hộ.

    Chiếm xong Nam Việt (bao gồm cả Âu Lạc), nhà Hán chia lại khu vực hành chính và tổ chức bộ máy cai trị trên vùng đất mới chiếm được theo chế độ quận huyện của chính quốc, biến Âu Lạc thành đất đai của nhà Hán. Nước Âu Lạc bị chia làm 3 quận nằm trong bộ Giao Chỉ cùng với 6 quận thuộc đất Trung Quốc. 9 quận đó là:

    Giao Chỉ (Bắc bộ) gồm 12 huyện có 92 huyện có 92.440 hộ và 746.237 nhân khẩu. Cửu Chân (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh) gồm 7 huyện có 3574 hộ và 165.013 khẩu. Nhật Nam (từ đèo Ngang trở vào Nam cho đến khoảng Quảng Nam- Đà Nẵng, gồm 5 huyện có 15460 hộ và 69.485 nhân khẩu. Đạm Nhì, Chu Nhai (đảo Hải Nam), Nam Hải, Hợp Phố (Quảng Đông), Uất Lâm, Thương Ngô (Quảng Tây).

    Đứng đầu bộ Giao Chỉ có một viên thứ sử, đứng đầu các quận có một viên thái thú, chuyên trông coi việc hành chính và thu phú cống trong quận. Bên cạnh thái thú có viên đô uý phụ trách quân sự, chỉ huy quân lính, đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân địa phương.

    Ở các huyện, nhà Tây Hán vẫn duy trì phương thức cai trị của nhà Triệu, dùng người Việt trị người Việt, các lạc tướng vẫn được cai quản địa phương của mình với danh hiệu huyện lệnh. Theo chế độ của nhà Hán, huyện lệnh được phát ấn đồng, có dây tua xanh. Cách cai trị của nhà Triệu và nhà Tây Hán rất thâm độc, vừa bảo đảm được nguồn bóc lột, vừa ít động chạm đến quyền lợi của tầng lớp quý tộc bản địa.

    Nhà Hán, mặc dù đã áp đặt được một bộ máy đô hộ chặt chẽ ở cấp châu, quận, song chính quyền đô hộ vẫn không thể nắm được các huyện, vì ở cấp huyện vẫn theo chế độ lạc tượng cha truyền coi nối của người Việt. Đẳng cấp quý tộc người Việt vẫn nắm được quyền uy của tông tộc mà cai quản dân Việt.

    Từ năm 43, sau khi lật đổ chính quyền tự chủ của Hai Bà Trưng, nhà Hán thiết lập lại chính quyền đô hộ ở nước ta, chặt chẽ hơn, loại bỏ những tổ chức cũ của chính quyền bản xứ do người bản xứ cai quản ở cấp huyện, tiến thêm một bước trong việc tổ chức cai trị trực tiếp bằng quan lại người Trung Quốc. Các chức thứ sử, thái thú vẫn được duy trì như trước khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Ở mỗi huyện có huyện lệnh đứng đầu là người Hán. Chế độ lạc tướng của người Việt bị bãi bỏ. Về sau một số ít người Việt trung thành với chính quyền đô hộ được cử giữ chức huyện lệnh, nhưng không có quyền thế tập. Các viên chức cao cấp trong bộ máy chính quyền đô hộ hầu hết là người Trung Quốc.

    Cuối thế kỷ II đầu thế kỷ III, miền đất Âu Lạc nằm dưới quyền thống trị của cha con, anh em Sĩ Nhiếp (người Hán bản địa hóa). Lợi dụng tình hình rối loạn ở chính quốc, sự suy yếu và tan rã của chính quyền trung ương (Trung Quốc), Sĩ Nhiếp nắm toàn bộ quyền hành ở Giao Châu như một chính quyền cát cứ.

    Nhà Hán đổ, cục diện Tam quốc, chiến tranh loạn lạc dẫn đến chỗ nước ta bị nhà Ngô đô hộ. Năm 226, nhà Ngô tách các quận Hợp Phố (thuộc địa phận tỉnh Quảng Đông- Trung Quốc), Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam thành lập Châu Giao. Chẳng được bao lâu tên Giao Châu lại loại bỏ, nhưng đến năm 264, nhà Ngô lại đặt tên như cũ là Châu Giao, lấy thành Long Biên (thuộc Từ Sơn, Bắc Ninh) làm châu lị. Năm 271, nhà Ngô đặt thêm quận Cửu Đức (được tách từ một bộ phận ở nam quận Cửu Chân tương ứng với huyện Hàm Hoan cũ). Quận Cửu Đức gồm 6 huyện thuộc hầu hết đất đai hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay. Huyện Hàm Hoan mới (Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu ngày nay). Huyện Cửu Đức (Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương và một phần huyện Đức Thọ ngày nay). Huyện Dương Thành (Nghi Lộc, Nghi Xuân, Việt Thường). Huyện Phù Lĩnh (Can Lộc ngày nay). Huyện Khúc Tư (phần đất phía Nam Hà Tĩnh ngày nay).

    Năm 280 nhà Tấn diệt được nhà Ngô, thống nhất Trung Quốc. Nhà Tấn mở rộng thêm địa giới quận Cửu Đức cho đến Hoành Sơn, đặt thêm huyện Nam Lăng và huyện Đô Giao tương đương với huyện Nghi Xuân, Hương Sơn, Hương Khê, Thạch Hà (thuộc Hà Tĩnh ngày nay).

    Chủ trương thành lập thêm quận mới (quận Cửu Đức) của nhà Tấn nhằm tăng cường ách thống trị của chính quyền đô hộ đối với Âu Lạc nói chung, vùng biên cương phía Nam của Âu Lạc nói riêng.

    Sau khi nhà Tấn suy sụp, ở Trung Quốc diễn ra cục diện Nam- Bắc triều. Đất nước ta bị đặt dưới ách đô hộ của Nam triều (gồm các triều Tống, Tề, Lương, Trần)- từ năm 420 – 589.

    Năm 470, nhà Tống tách Hợp Phố sáp nhập vào nội địa Trung Quốc. Bản đồ Giao Châu còn lại trong phạm vi vùng Bắc bộ và Bắc Trung bộ ngày nay. Vùng Nghệ An, Hà Tĩnh vẫn gọi là Cửu Đức. Năm 523, nhà Lương đặt Ái Châu ở Thanh Hoá, đổi quận Cửu Đức thành Đức Châu, đặt thêm 2 châu mới là Lợi Châu và Minh Châu. Năm 535 đặt thêm một châu mới là Hoàng Châu (vùng ven biển Giao Chỉ- Quảng Ninh). Chủ trương thành lập thêm những châu, quận mới của chính quyền đô hộ ở vùng đất chúng xâm lược là nhằm tăng cường việc quản lý và khống chế chặt chẽ hơn nhân dân bản địa, mở rộng phạm vi lệ thuộc vào chính quốc (Trung Quốc).

    Cùng với việc thay đổi các đơn vị hành chính là việc tổ chức chặt chẽ hơn bộ máy thống trị của chính quyền đô hộ. Đứng đầu châu vẫn là chức thứ sử (hay còn gọi là châu mục). Thứ sử có quyền giải quyết các công việc đại sự ở châu như cắt cử quan lại, điều binh khiển tướng đánh dẹp các cuộc đấu tranh của nhân dân. Ở các quận vẫn có chức thái thú và bộ máy quan lại gồm trưởng lại, lục sự, công tào v.v… cai quản. Đứng đầu huyện là các chức huyện lệnh do người Trung Quốc đảm nhận.

    Chính quyền đô hộ còn cho xây đắp các thành luỹ lớn, chắc chắn ở các trị sở châu, quận. Thành luỹ là nơi tập trung nhiều tướng tá, quan lại, quân lính (cả quân Hán và quân nguỵ) của chính quyền đô hộ để đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân.

    Năm 589 nhà Trần ở Trung Quốc bị tiêu diệt, nhà Tuỳ lên thay thế. Lúc này, mặc dù chưa xâm lược được nước ta và chưa đánh bại được nhà nước độc lập Vạn Xuân, nhưng nhà Tuỳ đã tìm mọi cách để khẳng định quyền đô hộ nước ta. Năm 598, nhà Tuỳ đổi Hưng Châu làm Phong Châu, đổi Hoàng Châu làm Ngọc Châu, Đức Châu làm Hoan Châu, Lợi Châu thành Trí Châu. Năm 607, sau khi đánh bại nhà nước Vạn Xuân, ổn định được nền đô hộ trên đất nước ta, vua Tuỳ là Tuỳ Dưỡng đế bỏ các tên Châu mà gọi là quận như thuở trước. Giao Châu được chia làm 7 quận:

    Giao Chỉ gồm 9 huyện 30.056 hộ

    Cửu Chân gồm 7 huyện 16.135 hộ

    Nhật Nam gồm 8 huyện 9.915 hộ

    Tỷ Cảnh gồm 4 huyện 1815 hộ

    Hải Âm gồm 4 huyện 1100 hộ

    Bình luận

Viết một bình luận