Em hãy nêu tên những nội dung đã được học trong phần Đội Ngũ từng người không có súng. Ý nghĩa của các động tác ? Đây là GDQP, các bạn giúp mình với,

Em hãy nêu tên những nội dung đã được học trong phần Đội Ngũ từng người không có súng. Ý nghĩa của các động tác ?
Đây là GDQP, các bạn giúp mình với, mai mình phải nộp rồi =((((

0 bình luận về “Em hãy nêu tên những nội dung đã được học trong phần Đội Ngũ từng người không có súng. Ý nghĩa của các động tác ? Đây là GDQP, các bạn giúp mình với,”

  1. – ND: Nhận biết được các động tác trong hàng ngũ và ý nghĩa của mỗi động tác.

    * Gồm có 4 động tác cơ bản:

    – Động tác nghiêm

    + Ý nghĩa: Rèn luyện cho người tập có tác phong nghiêm túc, mạnh mẽ trong hàng ngũ. Đứng nghiêm là động tác cơ bản làm cơ sở cho mọi động tác khác

    – Động tác nghỉ

    + Ý nghĩa: Để người tập khi đứng trong hàng đỡ mỏi mà vẫn giữ được tư thế, hàng ngũ nghiêm chỉnh và tập trung sức chú ý

    – Động tác quay tại chỗ

    + Ý nghĩa: Để đổi hướng được nhanh chóng, chính xác, giữ được vị trí đứng, duy trì được trật tự đội hình

    – Động tác tiến, lùi, qua trái, qua phải

    +  Để di chuyển đội hình ở cự ly ngắn một cách thống nhất, trật tự, thể hiện được tính trang nghiêm, hùng mạnh của quân đội

    Bình luận
  2. * Những nội dung đã được học trong phần đội ngũ từng người không có súng và ý nghĩa của các động tác

    1. Động tác nghiêm

    – Rèn luyện cho mỗi người có tác phong nghiêm túc, tư thế hùng mạnh, khẩn trương và sự bình tĩnh, nhẫn nại, đồng thời rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, thống nhất và tập trung, sẵn sàng chấp hành mệnh lệnh

    2. Động tác nghỉ

    – Giúp khi đứng trong đội hình đỡ mỏi, đứng được lâu mà vẫn tập trung được sự chú ý, giữ được tư thế, hàng ngũ nghiêm chỉnh

    3. Động tác quay tại chỗ

    – Giúp đổi hướng nhanh chóng, chính xác mà vẫn giữ được vị trí đứng, duy trì trật tự đội hình

    4. Động tác chào

    – Biểu thị tính tổ chức, kỷ luật, tinh thần đoàn kết, nếp sống văn minh và tôn trọng lẫn nhau

    5. Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân khi đang đi đều

    – Động tác đi đều giúp di chuyển vị trí và đội hình có trật tự biểu hiện sự thống nhất, hùng mạnh và trang nghiêm

    – Động tác đứng lại vận dụng khi đang đi đều dừng lại được nghiêm chỉnh, trật tự, thống nhất mà vẫn giữ được đội hình

    – Động tác đổi chân khi đang đi đều để thống nhất nhịp đi chung trong phân đội/ theo tiếng hộ của người chỉ huy

    6. Động tác giậm chân, đứng lại, đổi chân khi đang giậm chân

    – Động tác giậm chân vận dụng để điều chỉnh đội hình trong khi đi được nhanh chóng và trật tự

    – Động tác đổi chân khi đang giậm chân giúp thống nhất nhịp giậm chung trong phân đội hoặc theo tiếng hô của người chỉ huy

    Bình luận

Viết một bình luận