Em hãy phân tích các giai đoạn phát triển của văn học trung đại Việt Nam
Mk đang cần gấp
0 bình luận về “Em hãy phân tích các giai đoạn phát triển của văn học trung đại Việt Nam
Mk đang cần gấp”
I. Các thành phần của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
– Văn học giai đoạn này là văn học trung đại gồm hai thành phần chủ yếu là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
– Đến giai đoạn cuối, văn học chữ quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa có thành tựu đáng kể.
1. Văn học chữ Hán.
– Thành phần văn học chữ Hán xuất hiện sớm, tồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại, bao gồm cả thơ và văn xuôi.
– Thể loại phong phú gồm chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết, chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ Đường luật…
– Ở loại hình nào, văn học chữ Hán cũng cớ những thành tựu nghệ thuật to lớn.
2. Văn học chữ Nôm.
– Văn học chữ Nôm bao gồm các sáng tác bằng chữ Nôm, ra đời muộn hơn văn học chữ Hán (khoảng cuối thế kỉ XIII), tồn tại, phát triển đến hết thời kì văn học trung đại.
– Văn học chữ Nôm chủ yếu là thơ, rất ít văn xuôi. Trong văn học chữ Nôm, chỉ một số thể loại tiếp thu từ Trung Quốc như phú, văn tế, thơ Đường luật, còn phần lớn là thể loại văn học dân tộc như ngâm khúc (viết theo thể song thất lục bát), truyện thơ (lục bát), hát nói (viết theo thể thơ tự do kết hợp với âm nhạc), hoặc thể loại văn học Trung Quốc đã được Việt hóa như thơ Đường luật thất ngôn xen lục ngôn.
– Văn học chữ Nôm có những thành tựu lớn ở tất cả các thể loại kể trên.
– Ở văn học trung đại, hai thành phần văn học chữ Hán và chữ Nôm cùng phát triển, bổ sung cho nhau trong quá trình phát triển của văn học dân tộc.
II. Các giai đoạn phát triển của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
1. Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV.
– Văn học giai đoạn này phát triển trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: Dân tộc ta giành được quyền độc lập tự chủ vào cuối thế kỉ X.
– Văn học giai đoạn này cớ những bước ngoặt lớn. Trước hết là văn học viết ra đời (thế kỉ X) và sự xuất hiện của văn học chữ Nôm (cuối thế kỉ XIII). Nội dung của văn học thế kỉ X – thế kỉ XIV là tinh thần yêu nước với âm hưởng hào hùng.
– Các tác phẩm như Vận nước (Quốc tộ) của Pháp Thuận, Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) của Lí Công Uẩn, bài thơ Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) đã mở đầu cho dòng văn học yêu nước. Những tác phẩm như Hịch tướng sĩ (Dụ chư tì tướng hịch văn) của Trần Quốc Tuấn, Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) của Trần Quang Khải, Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) của Trương Hán Siêu… tiêu biểu cho nội dung yêu nước.
– Văn học chữ Hán với các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc có những thành tựu lớn như văn chính luận (Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ), văn xuôi viết về lịch sử, văn hóa (Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu, Việt điện u linh tập của Lí Tế Xuyên…), thơ phú (các sáng tác của Pháp Thuận, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn…). Văn học chữ Nôm đặt nền móng phát triển cho văn học viết bằng ngôn ngữ dân tộc với một số bài thơ, bài phú Nôm.
2. Giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII.
– Văn học giai đoạn này có bước phát triển mới, nổi bật là những thành tựu nghệ thuật của văn học chữ Nôm. Văn học viết chính thức xuất hiện hai thành phần: Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
– Văn học thế kỉ XV – thế kỉ XVII đi từ nội dung yêu nước mang âm hưởng ngợi ca đến nội dung phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến.
+ Văn học thời khởi nghĩa Lam Sơn với các sáng tác của Nguyễn Trãi như Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo bình Ngô… là sự kết tinh thành tựu văn học yêu nước của năm thế kỉ trước. Thiên Nam ngữ lục (thế kỉ XVII) là tác phẩm diễn ca lịch sử viết bằng chữ Nôm, mang cảm hứng hào hùng, tràn đầy niềm tự hào dân tộc.
+ Các sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ đã đánh dấu sự chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca đất nước và vương triều phong kiến sang cảm hứng phê phán những tệ lậu xã hội, những suy thoái về đạo đức.
– Văn học chữ Hán phát triển với nhiều thể loại phong phú, đặc biệt là thành tựu của văn chính luận (Đại cáo bình Ngô, Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi) và bước trưởng thành vượt bậc của văn xuôi tự sự (Thánh Tông di thảo tương truyền của Lê Thánh Tông, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ).
– Văn học chữ Nôm cớ sự Việt hóa thể loại tiếp thu từ Trung Quốc đồng thời sáng tạo những thể loại văn học dân tộc.
+ Thơ Nôm viết theo thể Đường luật và Đường luật xen lục ngôn (Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Hồng Đức quốc âm thi tập của các tác giả thời Lê Thánh Tông, Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm…).
+ Khúc ngâm, khúc vịnh viết theo thể song thất lục bát (Tứ thời khúc vịnh của Hoàng Sĩ Khải).
+ Diễn ca lịch sử viết theo thể lục bát (Thiên Nam ngữ lục – khuyết danh) và song thất lục bát (Thiên Nam minh giám – khuyết danh).
3. Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.
– Văn học phát triển trong hoàn cảnh đất nước biến động bởi nội chiến và phong trào nông dân khởi nghĩa. Chế độ phong kiến đi từ khủng hoảng đến suy thoái.
– Văn học phát triển vượt bậc, đây là giai đoạn rực rỡ nhất của văn học trung đại Việt Nam, được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển.
– Văn học thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX chứng kiến sự xuất hiện của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa.
+ Nổi bật là tiếng nói đòi quyền sống, đòi hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người, nhất là người phụ nữ.
+ Những tác phẩm tiêu biểu là Chinh phụ ngâm (nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, thơ Hồ Xuân Hương, thơ Bà Huyện Thanh Quan, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái…
+ Nguyễn Du với các tập thơ chữ Hán và đặc biệt là kiệt tác Truyện Kiều là đỉnh cao nhất của văn học trung đại Việt Nam.
+ Thơ văn Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát… vẫn tiếp tục tinh thần nhân đạo truyền thống nhưng đồng thời hướng nhiều vào thế giới tình cảm riêng tư và ý thức cá nhân của con người.
– Văn học phát triển mạnh cả về văn xuôi và văn vần, cả văn học chữ Hán và chữ Nôm. Địa vị văn học chữ Nôm và những thể loại văn học dân tộc như thơ Nôm viết theo thể Đưòng luật, ngâm khúc viết theo thể song thất lục bát, truyện thơ viết theo thể lục bát… được khẳng định và đạt tới đỉnh cao.
– Văn xuôi tự sự chữ Hán cũng đạt được những thành tựu nghệ thuật lớn, tiểu thuyết chương hồi với Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái); thể kí với Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác), Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ)…
4. Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX.
– Thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam, xã hội Việt Nam chuyển từ xã hội phong kiến sang thực dân nửa phong kiến. Văn hóa phương Tây bắt đầu ảnh hưởng tới đời sống xã hội Việt Nam.
– Văn học yêu nước nửa cuối thế kỉ XIX phát triển rất phong phú và mang âm hưởng bi tráng.
+ Nguyễn Đình Chiểu với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp… được xem là tác giả văn học yêu nước lớn nhất của giai đoạn này.
+ Ngoài ra còn cớ thơ văn yêu nước của Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Xuân Ôn…
+ Tư tưởng canh tân đất nước được thể hiện trong các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ. Thơ ca trữ tình – trào phúng đạt được những thành tựu xuất sắc với những sáng tác của Nguyễn Khuyến, Tú Xương.
– Thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương là thành tựu nghệ thuật đặc sắc của giai đoạn này. Sáng tác văn học chủ yếu vẫn theo những thể loại và thi pháp truyền thống. Tuy nhiên, sự xuất hiện một số tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ đã bước đầu đem đến cho văn học những đổi mới theo hướng hiện đại hóa.
I. Các thành phần của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
– Văn học giai đoạn này là văn học trung đại gồm hai thành phần chủ yếu là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
– Đến giai đoạn cuối, văn học chữ quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa có thành tựu đáng kể.
1. Văn học chữ Hán.
– Thành phần văn học chữ Hán xuất hiện sớm, tồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại, bao gồm cả thơ và văn xuôi.
– Thể loại phong phú gồm chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết, chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ Đường luật…
– Ở loại hình nào, văn học chữ Hán cũng cớ những thành tựu nghệ thuật to lớn.
2. Văn học chữ Nôm.
– Văn học chữ Nôm bao gồm các sáng tác bằng chữ Nôm, ra đời muộn hơn văn học chữ Hán (khoảng cuối thế kỉ XIII), tồn tại, phát triển đến hết thời kì văn học trung đại.
– Văn học chữ Nôm chủ yếu là thơ, rất ít văn xuôi. Trong văn học chữ Nôm, chỉ một số thể loại tiếp thu từ Trung Quốc như phú, văn tế, thơ Đường luật, còn phần lớn là thể loại văn học dân tộc như ngâm khúc (viết theo thể song thất lục bát), truyện thơ (lục bát), hát nói (viết theo thể thơ tự do kết hợp với âm nhạc), hoặc thể loại văn học Trung Quốc đã được Việt hóa như thơ Đường luật thất ngôn xen lục ngôn.
– Văn học chữ Nôm có những thành tựu lớn ở tất cả các thể loại kể trên.
– Ở văn học trung đại, hai thành phần văn học chữ Hán và chữ Nôm cùng phát triển, bổ sung cho nhau trong quá trình phát triển của văn học dân tộc.
II. Các giai đoạn phát triển của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
1. Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV.
– Văn học giai đoạn này phát triển trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: Dân tộc ta giành được quyền độc lập tự chủ vào cuối thế kỉ X.
– Văn học giai đoạn này cớ những bước ngoặt lớn. Trước hết là văn học viết ra đời (thế kỉ X) và sự xuất hiện của văn học chữ Nôm (cuối thế kỉ XIII). Nội dung của văn học thế kỉ X – thế kỉ XIV là tinh thần yêu nước với âm hưởng hào hùng.
– Các tác phẩm như Vận nước (Quốc tộ) của Pháp Thuận, Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) của Lí Công Uẩn, bài thơ Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) đã mở đầu cho dòng văn học yêu nước. Những tác phẩm như Hịch tướng sĩ (Dụ chư tì tướng hịch văn) của Trần Quốc Tuấn, Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) của Trần Quang Khải, Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) của Trương Hán Siêu… tiêu biểu cho nội dung yêu nước.
– Văn học chữ Hán với các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc có những thành tựu lớn như văn chính luận (Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ), văn xuôi viết về lịch sử, văn hóa (Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu, Việt điện u linh tập của Lí Tế Xuyên…), thơ phú (các sáng tác của Pháp Thuận, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn…). Văn học chữ Nôm đặt nền móng phát triển cho văn học viết bằng ngôn ngữ dân tộc với một số bài thơ, bài phú Nôm.
2. Giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII.
– Văn học giai đoạn này có bước phát triển mới, nổi bật là những thành tựu nghệ thuật của văn học chữ Nôm. Văn học viết chính thức xuất hiện hai thành phần: Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
– Văn học thế kỉ XV – thế kỉ XVII đi từ nội dung yêu nước mang âm hưởng ngợi ca đến nội dung phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến.
+ Văn học thời khởi nghĩa Lam Sơn với các sáng tác của Nguyễn Trãi như Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo bình Ngô… là sự kết tinh thành tựu văn học yêu nước của năm thế kỉ trước. Thiên Nam ngữ lục (thế kỉ XVII) là tác phẩm diễn ca lịch sử viết bằng chữ Nôm, mang cảm hứng hào hùng, tràn đầy niềm tự hào dân tộc.
+ Các sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ đã đánh dấu sự chuyển hướng từ cảm hứng ngợi ca đất nước và vương triều phong kiến sang cảm hứng phê phán những tệ lậu xã hội, những suy thoái về đạo đức.
– Văn học chữ Hán phát triển với nhiều thể loại phong phú, đặc biệt là thành tựu của văn chính luận (Đại cáo bình Ngô, Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi) và bước trưởng thành vượt bậc của văn xuôi tự sự (Thánh Tông di thảo tương truyền của Lê Thánh Tông, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ).
– Văn học chữ Nôm cớ sự Việt hóa thể loại tiếp thu từ Trung Quốc đồng thời sáng tạo những thể loại văn học dân tộc.
+ Thơ Nôm viết theo thể Đường luật và Đường luật xen lục ngôn (Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Hồng Đức quốc âm thi tập của các tác giả thời Lê Thánh Tông, Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm…).
+ Khúc ngâm, khúc vịnh viết theo thể song thất lục bát (Tứ thời khúc vịnh của Hoàng Sĩ Khải).
+ Diễn ca lịch sử viết theo thể lục bát (Thiên Nam ngữ lục – khuyết danh) và song thất lục bát (Thiên Nam minh giám – khuyết danh).
3. Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.
– Văn học phát triển trong hoàn cảnh đất nước biến động bởi nội chiến và phong trào nông dân khởi nghĩa. Chế độ phong kiến đi từ khủng hoảng đến suy thoái.
– Văn học phát triển vượt bậc, đây là giai đoạn rực rỡ nhất của văn học trung đại Việt Nam, được mệnh danh là giai đoạn văn học cổ điển.
– Văn học thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX chứng kiến sự xuất hiện của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa.
+ Nổi bật là tiếng nói đòi quyền sống, đòi hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người, nhất là người phụ nữ.
+ Những tác phẩm tiêu biểu là Chinh phụ ngâm (nguyên tác chữ Hán của Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, thơ Hồ Xuân Hương, thơ Bà Huyện Thanh Quan, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái…
+ Nguyễn Du với các tập thơ chữ Hán và đặc biệt là kiệt tác Truyện Kiều là đỉnh cao nhất của văn học trung đại Việt Nam.
+ Thơ văn Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát… vẫn tiếp tục tinh thần nhân đạo truyền thống nhưng đồng thời hướng nhiều vào thế giới tình cảm riêng tư và ý thức cá nhân của con người.
– Văn học phát triển mạnh cả về văn xuôi và văn vần, cả văn học chữ Hán và chữ Nôm. Địa vị văn học chữ Nôm và những thể loại văn học dân tộc như thơ Nôm viết theo thể Đưòng luật, ngâm khúc viết theo thể song thất lục bát, truyện thơ viết theo thể lục bát… được khẳng định và đạt tới đỉnh cao.
– Văn xuôi tự sự chữ Hán cũng đạt được những thành tựu nghệ thuật lớn, tiểu thuyết chương hồi với Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái); thể kí với Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác), Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ)…
4. Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX.
– Thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam, xã hội Việt Nam chuyển từ xã hội phong kiến sang thực dân nửa phong kiến. Văn hóa phương Tây bắt đầu ảnh hưởng tới đời sống xã hội Việt Nam.
– Văn học yêu nước nửa cuối thế kỉ XIX phát triển rất phong phú và mang âm hưởng bi tráng.
+ Nguyễn Đình Chiểu với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp… được xem là tác giả văn học yêu nước lớn nhất của giai đoạn này.
+ Ngoài ra còn cớ thơ văn yêu nước của Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Xuân Ôn…
+ Tư tưởng canh tân đất nước được thể hiện trong các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ. Thơ ca trữ tình – trào phúng đạt được những thành tựu xuất sắc với những sáng tác của Nguyễn Khuyến, Tú Xương.
– Thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương là thành tựu nghệ thuật đặc sắc của giai đoạn này. Sáng tác văn học chủ yếu vẫn theo những thể loại và thi pháp truyền thống. Tuy nhiên, sự xuất hiện một số tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ đã bước đầu đem đến cho văn học những đổi mới theo hướng hiện đại hóa.