Em hãy tìm những chi tiết quan trọng trong các văn bản sau:Trong lòng mẹ,Tức nước vỡ bờ,Lão Hạc,Cô bé bán diêm(Giúp mình với,chiều kiểm tra rồi) Cảm ơ

Em hãy tìm những chi tiết quan trọng trong các văn bản sau:Trong lòng mẹ,Tức nước vỡ bờ,Lão Hạc,Cô bé bán diêm(Giúp mình với,chiều kiểm tra rồi)
Cảm ơn trước nha!!!(Trước 12h trưa nha)

0 bình luận về “Em hãy tìm những chi tiết quan trọng trong các văn bản sau:Trong lòng mẹ,Tức nước vỡ bờ,Lão Hạc,Cô bé bán diêm(Giúp mình với,chiều kiểm tra rồi) Cảm ơ”

  1. CHÚC BẠN HỌC TỐT ^^

    Trong lòng mẹ: 
    Đoạn đối thoại giữa bà cô với chú bé Hồng được nhà văn Nguyên Hồng kể lại thật sinh động, chiếm hai phần ba đoạn trích. Qua đoạn này, tính cách của bà cô hiện ra rất rõ:

    – Bà cô của bé Hồng giàu có và rất cay nghiệt, độc địa. Bà đã khoét sâu vào nỗi đau của đứa cháu đáng thương.

    – Xoáy sâu vào sự thiếu thốn tình mẫu tử của bé Hồng bằng câu hỏi nhẫn tâm ” mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không”

    –  Ý nghĩ cay độc trong giọng nói, nét mặt cười rất kịch

    – Cố gieo rắc vào đầu đứa cháu hoài nghi để chia rẽ tình mẹ con

    – Giọng nói, cử chỉ quan tâm của bà cô là giả dối, sáo rỗng

    –  Khi đứa cháu khóc bà cô vẫn cố tình khơi vào nỗi đau của cháu

    ⟹ Bà cô với dã tâm độc ác muốn chia rẽ tình cảm mẹ con, muốn đứa cháu “khinh miệt và ruồng rẫy mẹ” bằng những cử chỉ ngọt ngào nhưng rất kịch, hành động quan tâm giả dối, lời nói cay độc, nhẫn tâm, ý nghĩ xấu xa, nham hiểm.
    Tức nước vỡ bờ: 

    Lời giải chi tiết:

    – Gia cảnh nhà chị Dậu cùng đường: bán con, bán chó, bánh gánh khoai, chạy vạy tiền nộp sưu cho chồng và người em chồng đã chết.

    – Người chồng đau ốm tưởng chết, lại bị đánh đến ngất đi do thiếu sưu thuế.

    – Bọn tay sai sấn sổ xông vào đòi đánh trói anh Dậu.

    ⟹ Tình thế nguy khốn, cùng đường.

    – Cai lệ: là cai cầm đầu đám lính lệ ở huyện đường, tay sai chuyên đánh người là “nghề” của hắn.

    – Cảnh cai lệ vào nhà chị Dậu:

       + Gõ đầu roi xuống đất, quát bằng giọng khàn khàn.

       + Xưng hô xấc xược “ông- thằng”

    – Bản chất hung bạo, dữ tợn: trợn ngược mắt quát, giọng hầm hè, đùng đùng giật phắt thừng, bịch luôn vào ngực chị Dậu, tát vào mặt chị đánh cái bốp.

    – Ngôn ngữ của hắn thú tính, hắn chỉ biết thét, quát, hầm hè

    – Tàn ác, nhẫn tâm, bỏ ngoài tai lời van xin khẩn thiết của chị Dậu

    ⟹ Cai lệ chỉ là tên tay sai vô danh, mạt hạng nhưng lại hống hách, bạo tàn dám làm những chuyện bất nhân, nhân danh “nhà nước”, “phép nước”. Đó cũng là hình ảnh chân thực nhất về tầng lớp thống trị bấy giờ: độc ác, hung hãn, không có tính người.

    – Ban đầu chị sợ hãi, nên lễ phép xưng cháu với hắn và gọi bằng ông.

    – Khi tên cai lệ hung hãn và đáp lại lời cầu khẩn của chị một cách phũ phàng, hắn còn “cứ sấn đến để trói anh Dậu” thì chị “tức quá không thể chịu được” đã “liều mạng cự lại”.  Chị dùng lí lẽ phân trần, nói lí lẽ tự nhiên “chồng tôi đau ốm…hành hạ” ⟶ xưng hô “tôi” – “ông” ngang hàng, cứng rắn, cảnh cáo kẻ ác.

    – Cuối cùng trước sự hung hãn, đểu cảng đến tột cùng của tên cai lệ, chị vô cùng phẫn nộ, xưng bà – mày với tên tay sai mất nhân tính.

    – Sau đó chị quật ngã tên tay sai “ngã chỏng quèo”, phản ứng hết sức dữ dội, quyết liệt

    ⟹ Sự phản kháng, trỗi dậy của chị Dậu do uất ức, phẫn nộ, căm tức. Hành động của chị tự phát nhưng bản lĩnh, cương quyết, phù hợp với diễn biến tâm lí. Chị Dậu là nhân vật yêu chồng, thương con, tảo tần nhưng mạnh mẽ, bản lĩnh.
    Lão Hạc:

    – Tình cảm của lão Hạc dành cho cậu Vàng:

       + Trân trọng gọi con chó là cậu Vàng

       + Làm bạn với cậu Vàng để khuây khỏa

       + Đối xử với cậu Vàng như đối xử với con cháu: cho ăn trong bát, gắp thức ăn cho, chửi yêu, cưng nựng…

    – Tình thế khốn cùng buộc lão Hạc phải bán cậu Vàng:

       + Sau trận ốm cộng với cơn bão đi qua tình cảnh của lão Hạc “đói deo đói dắt”

    – Diễn biến tâm lý sau khi bán cậu Vàng

       + Cố làm ra vui vẻ, nhưng “đôi mắt ầng ậng nước”, “mếu máo như con nít”

       + Lão Hạc đau đớn, dằn vặt vì quá thương cậu Vàng và cảm thấy tội lỗi, tệ bạc khi lừa một con chó.

    ⟹ Lão Hạc là người hiền lành, sống tình nghĩa nên lão cảm thấy đau xót, dằn vặt lương tâm khi bán cậu Vàng.

    – Lão Hạc rất nghèo, lại già yếu, ốm đau, không thể làm thuê để kiếm ăn được nữa. Tuy có mảnh vườn và dành dụm được món tiền nhỏ từ việc bòn vườn nhưng lão quyết định dành cả cho đứa con trai, lão chỉ ăn củ khoai, chuối, … sống qua ngày.

    – Trong hoàn cảnh ấy lão quyết định tự tử, một quyết định âm thầm và quyết liệt. Trước khi tự tự lão đã nhờ cậy ông giáo đứng tên trông nom mảnh vườn để không ai tơ tưởng, nhòm ngó, sau sẽ trao lại cho con trai,… Vậy là lão Hạc chết để bảo vệ mảnh vườn cho anh con trai mà lão tin sớm sẽ trở về. Đó là sự hi sinh cảm động của người cha.

    – Vì rất tự trọng, lão dù có chết đói cũng không chịu nhận sự giúp đỡ của bất cứ ai. Khi quyết định tự tử, cũng với lòng tự trọng rất cao và nhân cách hết sức trong sạch, lão không muốn phải phiền lụy hàng xóm nên đã gửi ông giáo tiền làm ma chay sau khi ông chết.

    ⟹ Qua quyết định tự tử để rồi chết một cách đau đớn, có thể thấy những phẩm chất cao đẹp của lão: yêu thương con hết mực, lòng tự trọng hiếm có, thể hiện ý thức nhân phẩm cao.

    Cô bé bán diêm: 

    – Bố cục:

    – Phần 1 (từ đầu… “cứng đờ ra”): Hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm.

    – Phần 2 (tiếp… “chầu Thượng đế”): Những lần quẹt diêm những mơ ước giản dị hiện ra.

    – Phần 3 (còn lại): Cái chết của cô bé bán diêm và thái độ của mọi người.

    – Căn cứ vào những lần quẹt diêm của cô bé để xác định những đoạn nhỏ.

    + Ba lần quẹt đầu tiên ước mơ về lò sưởi, đồ chơi, thức ăn hiện ra.

    + Lần thứ 4, người bà hiện lên hiền hậu

    + Lần thứ 5 cô bé quẹt hết số diêm trong hộp để níu giữ hình ảnh người bà.

    Nhìn chung, truyện diễn biến theo trình tự ba phần mạch lạc, hợp lí.

    – Gia cảnh của cô bé bán diêm:

       + Gia cảnh sa sút, mồ côi mẹ, bà ngoại mất

       + Sống với người bố hay mắng nhiếc, chửi rủa, đánh đập trên căn gác sát mái nhà

    – Hình ảnh cô bé bán diêm:

       + Đầu trần, chân đất, bụng đói, dò dẫm đường

       + Cả ngày không bán được bao diêm nào

    – Thời gian: đêm giao thừa

    – Không gian: ngoài đường phố lạnh lẽo, mọi nhà đều sáng rực đèn

       + trong phố sực nức mùi ngỗng quay

    – Những hình ảnh tương phản: An-đéc-xen trong tác phẩm này đã sứ dụng nhiều hình ảnh tương phản:

    + “Trời đông giá rét tuyết rơi” khác cô bé “đầu trần, chân đi đất”.

    + Ngoài đường phố lạnh buốt và tối đen khác cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn. Cô bé bụng đói vì cả ngày chưa ăn uống gì khác “trong phố sực nức mùi ngỗng quay”.

    ⟹ Những hình ảnh tương phản này được chọn lọc, nhằm nêu bật tình cảnh tội nghiệp, đáng thương của cô bé vừa rét vừa đói vừa khổ.

    – Mộng tưởng của cô bé bán diêm hiện ra hợp lý với thực tế:

       + Muốn được sưởi ấm và ăn no: lò sưởi, ngỗng quay

       + Khao khát được sum họp gia đình bên cây thông No-el

       + Muốn được vui vẻ bên người bà hiền hậu

       + Cảnh hai bà cháu bay lên trời: thoát khỏi những đau buồn

    – Mộng tưởng gắn với thực tế: lò sưởi, ngỗng quay, cây thông

    – Mộng tưởng thuần túy là mộng tưởng: gặp lại người bà

    ⟹ Những mộng tưởng của cô bé bán diêm cũng là mộng tưởng chung của bất kì đứa trẻ nào cùng cảnh ngộ: muốn ấm no, hạnh phúc bên gia đình.

    Bình luận

Viết một bình luận