Em hãy tóm tắt sự phát triển về văn hóa (tôn giáo, chữ quốc ngữ, văn học và nghệ thuật dân gian) nước ta ở các thế kỷ XVII

Em hãy tóm tắt sự phát triển về văn hóa (tôn giáo, chữ quốc ngữ, văn học và nghệ thuật dân gian) nước ta ở các thế kỷ XVII

0 bình luận về “Em hãy tóm tắt sự phát triển về văn hóa (tôn giáo, chữ quốc ngữ, văn học và nghệ thuật dân gian) nước ta ở các thế kỷ XVII”

  1. II. Văn hóa

    1. Tôn giáo

    • Nho giáo vẫn được đề cao trong học tập và thi cử.
    • Phật giáo, Đạo giáo được phục hồi.
    • Năm 1533 xuất hiện đạo Thiên chúa, nhưng bị chúa Trịnh- Nguyễn ngăn cấm.
    • Nhân dân vẫn giữ văn hóa truyền thống qua các lễ hội.

    2. Sự ra đời của chữ Quốc ngữ.

    • Cuối thế kỉ XVII giáo sĩ A-lếc-xăng-đơ Rốt dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt để sử dụng cho việc truyền đạo.
    • Đây là chữ viết tiện lợi, dễ phổ biến, lúc đầu dung trong truyền đạo, sau lan rộng trong nhân dân => trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta.

    3. Văn học và nghệ thuật dân gian.

    a. Văn học:

    • Chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm phát triển mạnh, có truyện Nôm dài 8.000 câu (Thiên Nam lục ngữ).
    • Tiêu biểu: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ.
    • Sang thế kỉ XVIII văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú, có truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhị Độ Mai…truyện Trạng Quỳnh, trạng Lợn…

    b. Nghệ thuật dân gian:

    • Múa trên dây, múa đèn, ảo thuật, điêu khắc.
    • Sân khấu chèo tuồng, hát ả đào….

    => Nghệ thuật dân gian được phục hồi và phát triển

    Bình luận
  2. Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo
    Ở các thế kỉ XVI – XVII, Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại. Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế ở thế kỉ XV, nay lại được phục hồi. Trong nông thôn, nhân dân ta vẫn giữ nếp sống văn hoá truyền thông.
    Hình thức sinh hoạt văn hoá qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết trong thôn xóm và bồi đắp tinh thần yêu quê hương, đất nước .

    Thiên Chúa giáo
    Đạo Thiên Chúa phát triển ở châu Âu từ thời cổ – trung đại, trung tâm là Giáo hội La Mã (Rô-ma, I-ta-li-a). Từ năm 1533, các giáo sĩ (người Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn phương Tây đến nước ta truyền bá đạo này. Sang thế kỉ XVII – XVIII, cùng với việc chạy đua tìm nguồn lợi và tài nguyên của thương gia châu Âu, hoạt động của các giáo sĩ truyền đạo Thiên Chúa ngày càng tăng.
    sự ra đời của chữ quốc ngữ

    – Cho đến thế kỉ XVII, tiếng Việt ngày càng phong phú.

        – Một số giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa. Họ dùng chữ cái La – tinh để ghi âm tiếng Việt.

        Nhiều loại hình dân gian ra đời và phát triển.
    văn học 
    Sự phát triển phong phú của dòng văn học chữ Nôm, văn học dân gian phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả nhưng lạc quan của nhân dân, lên án xã hội đương thời và ca ngợi tình yêu thương con người.

    Bình luận

Viết một bình luận