em hãy trình bày những nội dung kiến thức cần nhớ sau khi học chương 3: điện học ( sgk, vật lý 7) ( càng sáng tạo điểm càng cao) có thể trình bày th

em hãy trình bày những nội dung kiến thức cần nhớ sau khi học chương 3: điện học ( sgk, vật lý 7)
( càng sáng tạo điểm càng cao)
có thể trình bày theo hình thức : liệt kê, sơ đồ khối, hình vẽ,…..

0 bình luận về “em hãy trình bày những nội dung kiến thức cần nhớ sau khi học chương 3: điện học ( sgk, vật lý 7) ( càng sáng tạo điểm càng cao) có thể trình bày th”

  1. những nội dung kiến thức cần nhớ sau khi học chương 3: điện học

    – Điện học là một trong những nguồn kiến thức rất cần thiết trong cuộc sống của chúng ta, có thể thấy hằng ngày chúng ta tiêu thụ một lượng lớn điện năng cho việc học tập, vui chơi, lao động,…. chính vì thế điện năng đóng một vai trò không nhỏ trong cuộc sống. Qua chương 3 : điện học em có thể rút ra những kiến thức:

     1. Điện tích

        – Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.

        – Vật nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vậy khác.

        – Có hai loại điện tích là điện tích âm (-) và điện tích dương (+). Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, nhiễm điện khác loại thì hút nhau.

     – Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron.

    2. Dòng điện – Nguồn điện

        – Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

      – Nguồn điện là thiết bị cung cấp dòng điện lâu dài cho các dụng cụ điện để các dụng cụ đó hoạt động bình thường.

        – Mỗi nguồn điện đều có hai cực: Cực âm (-) và cực dương (+).

      – Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối với hai cực của nguồn điện bằng dây dẫn.

    3. Chất dẫn điện và chất cách điện – Dòng điện trong kim loại

        – Chất dẫn điện ⇒ cho dòng điện đi qua. 

    4.  Tác dụng của dòng điện

        a) Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng

     b) Tác dụng từ

    c) tác dụng hóa học

    đ) tác dụng sinh lý

    5. Cường độ dòng điện

        – Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn

        – Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế. Ampe kế được mắc trực tiếp vào mạch điện, chốt dương (+) mắc về phía cực dương của nguồn điện, còn chốt âm (-) mắc về phía cực âm của nguồn điện.

        – Cường độ dòng điện kí hiệu bằng chữ I.

    6.. Hiệu điện thế

        – Nguồn điện tạo ra giữa hai điện cực của nó một hiệu điện thế.

        – Hiệu điện thế được kí hiệu bằng chữ U.

        – Đơn vị đo hiệu điện thế là Vôn, kí hiệu là V. Ngoài ra còn dùng đơn vị milivôn (mV) hoặc kilôvôn (kV)

        1 mV = 0,001 V         1 kV = 1000 V

        – Đo hiệu điện thế bằng Vôn kế

    7. An toàn khi sử dụng điện

        – Cơ thể người là một vật dẫn điện. Do đó dòng điện có thể đi qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện.

        – Dòng điện có cường độ trên 25 mA đi qua ngực gây tổn thương tim.

        – Dòng điện với cường độ 70 mA trở lên đi qua cơ thể người tương ứng với hiệu điện thế 40 V trở lên sẽ làm tim ngừng đập, gây chết người.

    Bình luận

Viết một bình luận