em hãy viết đoạn văn khoảng 8 câu viết về cảm nhận của em sau khi học bài Nam Quốc Sơn Hà và Tụng giá hoàn kinh sư. Tìm trong đoạn hai từ hán việt
Nam quốc sơn Hà Tụng giá hoàn kinh sư
Nam quốc sơn hà Nam đế cư Đoạt sáo Chương Dương độ,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Cầm Hồ Hàm Tử quan
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Thái Bình tu trí lực
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư Vạn cổ thử giang san
Not chép mạng nha
Dân tộc Việt Nam ta vốn có truyền thống và lòng yêu nước từ bao đời. Truyền thống ấy đã đi vào biết bao bài ca, lời thơ một cách tự nhiên và bình dị như thế. Bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt cũng không nằm ngoài lẽ đó, tác phẩm đã ánh lên biết bao ý chí sắt son và lòng yêu lãnh thổ đất Việt thương yêu. “Nam quốc sơn hà” được viết vào những năm dân tộc ta chống quân Tống xâm lược và được xem như một bản tuyên ngôn độc lập sáng ngời tình thần yêu nước. Trước hết, tinh thần ấy được thể hiện qua sự tự ý thức về chủ quyền của dân tộc ta. Đó là sự tự hào, lời khẳng định về chủ quyền, lãnh thổ của đất Nam, trời Nam: “Sông núi nước Nam vua Nam ở” Một tuyên bố đinh ninh, chắc chắn về sông núi nước Nam chính là của vua Nam mà không phải của bất kì ai khác. Nếu ở phương Bắc có vua Bắc thì đất Nam cũng có vua Nam trị vì, hai phương hai lãnh thổ hai chủ quyền sánh ngang, không ai xâm phạm ai. Đất Nam là của vua Nam, của con dân nước Nam. “Rành rành định phận tại sách trời” Địa phận đã chia, Nam Bắc hai vùng trời, đó là lẽ tự nhiên, không ai có thể chối cãi được, không bất cứ thế lực hay quốc gia nào có thể phủ nhận điều đó. Tinh thần yêu nước ấy sáng ngời bởi lòng tự tôn dân tộc, một ý thức về chủ quyền của quốc gia độc lập. Từng ngọn cỏ, bờ đê, từng tấc đất, đồng ruộng,… đều là của nước Nam, không một ai, không một dân tộc nào có quyền được xâm phạm vào bờ ấy. Đó là sự thật được thiên định, thuận ý trời được lòng người, là cốt lõi của chủ quyền dân tộc. Thứ hai, tinh thần yêu nước ấy còn thể hiện ở niềm tin vào chính nghĩa, vào chiến thắng tất yếu của trời Nam trước quân xâm lược. Niềm tin vào ý chí chiến đấu của dân tộc tất sẽ thắng quân phi nghĩa kia. Bọn giặc hoành hành ngang nhiên, bất chấp đạo lí, bất chấp cả ý trời. ” Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?” Một câu hỏi như một lời nhắc nhở, cảnh cáo về hành động phi nghĩa. Đất Nam đang yên lành, nhân dân đang tự do, cớ sao lũ giặc lại bạo ngược sang chiếm lãnh thổ, một hành động toan tính, tàn ác, không được sự ủng hộ của bất kì ai. Xâm phạm vào đất của sông nước Nam là xâm phạm vào độc lập chủ quyền, vào lòng tự tôn của dân tộc luôn yêu chuộng hoà bình, đoàn kết và nhân ái. Là trái với lẽ tự nhiên, là đi ngược với ý trời. Nếu chúng vẫn cứ tiếp tục hành động tàn bạo như thế thì đó là tội ác không thể chấp nhận được, chắc chắn phải tự nhận, tự đem về mình thất bại thảm thương mà thôi: ” Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời” Tội ác của quân xâm lược khiến “trời không dung, đất không tha”, rồi lũ giặc ngạo mạn kia sẽ phải chịu khuất phục trước tình thần chiến đấu quật cường, trước sự đoàn kết và ý chí không gì lay chuyển nổi của nhân dân nước Nam mà thôi. Chính nghĩa mãi mãi sẽ luôn thắng gian tà, kẻ bại trận phải chấp nhận những đắng cay mà tội ác chúng gây ra. Đó là một niềm tin chiến thắng ngày mai cho đất nước, một sự tin tưởng mãnh liệt và thiết tha vào thắng lợi tất yếu của dân tộc. Đồng thời, đó còn là lời tuyên ngôn kêu gọi tinh thần anh dũng đấu tranh của nhân dân. Có thể nói tinh thần yêu nước luôn được đề cao và là kim chỉ nam trong mọi cuộc chiến. Tinh thần ấy có khi không nhất thiết phải súng đạn, gươm giáo, đao to, búa lớn,… mà chỉ bằng những lời thơ, những trang văn đã trở thành những vũ khí sắc bén khơi dậy lòng yêu nước, khiến cho quân giặc phải hoảng sợ, lung lay. Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng điệu hào hùng, lời lẽ đanh thép, hùng hồn, văn phong cô đọng súc tích, Lí Thường Kiệt đã viết nên một áng văn bất hủ, xứng danh đời đời. Tác phẩm mãi là bài học cho con cháu về lòng yêu Tổ quốc, đất nước hiện tại và mai sau.
A. Mở đoạn:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
– Khái quát tinh thần yêu nước.
– Dẫn dắt vấn đề.
B. Thân đoạn:
1. Bối cảnh lịch sử.
2. Phân tích:
a. Sống núi nước Nam:
– Khái niệm vua Nam vào thời bấy giờ đồng nhất với khái niệm dân tộc. Vua đại diện cho quốc gia, dân tộc.
– Xưng danh Nam quốc (nước Nam) là tác giả có chủ ý gạt bỏ thái độ miệt thị từ trước tới nay của các triều đình phong kiến phương Bắc (Bắc quốc) đối với nước ta, coi nước Nam chỉ là chư hầu.
– Khẳng định tư thế bình đẳng, độc lập về chính trị của nước ta bằng thái độ kiêu hãnh, tự hào (Nam quốc, Nam đế).
– Nhấn mạnh vào chủ quyền của nước Nam đã được ghi rõ trong sách trời (thiên thư). Trời đã phân định cho nước Nam bờ cõi riêng. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh thiêng liêng khiến cho chân lí về chủ quyền độc lập của nước Nam càng tăng thêm giá trị.
– Thái độ của tác giả là căm giận và khinh bỉ: gọi quân xâm lược là nghịch lỗ, tức lũ giặc ngạo ngược, làm trái đạo trời, đạo người.
– Ngạc nhiên trước việc một nước lớn tự xưng là thiên triều mà lại dám phạm tới lệnh trời.
– Cảnh cáo quân xâm lược rằng làm trái đạo trời thì tất yếu sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại. Đó là quy luật không thể tránh khỏi.
– Thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh chính nghĩa của quân và dân nước Nam sẽ đánh tan quân thù, bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do của Tổ quốc.
b. Phò Giá về kinh:
– Tinh thần yêu nước thể hiện trong niềm vui, niềm tự hào ngây ngất khi tác giả cất lên bài ca chiến thắng: “Đoạt sáo… Hàm Tử quan” (Chương Dương… quân thù)
– “Đoạt sáo”, “cầm Hồ”: Hai cụm động từ mạnh mẽ, dứt khoát thể hiện hào khí nhà Trần và chiến thắng như chẻ tre của quân ta
– Lời thông báo, tổng kết về chiến thắng cô đọng, hàm súc, đó cũng chính là bài ca của lòng yêu nước được thử thách trong khói lửa chiến tranh
– Tinh thần yêu nước biểu hiện qua khát vọng và cái nhìn hướng tới tương lai: “Thái bình … giang san” (Thái bình … ngàn thu)
– Thái bình vốn là mơ ước của bao người khi kẻ thù xâm lược chiếm đoạt đất đai quê nhà, nay mơ ước thái bình đã thành hiện thực, ta cần “tu trí lực” để làm cho “Vạn cổ thử giang san”.
– Ý thơ hào hùng, biểu hiện của lòng yêu quê hương đất nước, khát vọng cao cả, trí tuệ, sự sáng suốt của vị tướng tài ba.
C. Kết đoạn:
– Đánh giá chung.
– Suy nghĩ của bản thân.