Em hiểu gì về Chiếu dời đô ( Thiên đô chiếu ) của Lý Công Uẩn Mình đang cần gấp ạ

Em hiểu gì về Chiếu dời đô ( Thiên đô chiếu ) của Lý Công Uẩn
Mình đang cần gấp ạ

0 bình luận về “Em hiểu gì về Chiếu dời đô ( Thiên đô chiếu ) của Lý Công Uẩn Mình đang cần gấp ạ”

  1. Có ý kiến cho rằng Chiếu dời đô đã thể hiện những ý tứ sâu sắc, tầm nhìn thời đại của một vị vua Đại Cồ Việt 1000 năm về trước, khi ông chọn Đại La làm kinh đô mới để mưu nghiệp lớn, tính kế phồn vinh, trường kỳ cho muôn đời sau. Bản chiếu nêu bật được vai trò kinh đô Thăng Long xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của quốc gia. Thời gian sau đó, Thăng Long vẫn là kinh đô của các nhà Trần, nhà Hậu Lê, nhà Mạc, Lê trung hưng và đang là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thăng Long thực sự là “nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.[11]

    Nhận xét về kinh đô Thăng Long, sử gia Ngô Thì Sĩ trong Đại Việt sử ký tiền biên viết:

    “Núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là sông nước, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiếm, rộng mà dài, có thể là nơi vua ở hùng tráng, ngôi báu vững bền, hình thể Đại Việt không nơi nào hơn được nơi này.”

    Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng chiếu dời đô lại nổi bật những nhược điểm khiến nó không thể trở thành một áng văn tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, thể hiện ở các yếu tố sau:

    • Tinh thần dân tộc: là văn bản khai sinh ra kinh đô Thăng Long nhưng Chiếu dời đô không đề cập đến truyền thống đấu tranh giành độc lập dân tộc mà các triều vua Việt Nam trước đó đã gây dựng. Bản chiếu cũng không nêu vai trò của kinh đô Hoa Lư và các kinh đô trước đó như Phong Châu, Mê Linh, Long Biên. Việc này có thể lý giải do đây là dời đô, chứ không phải đấu tranh giữ nước. Lúc này đất nước cần thái bình, trăm dân cần no ấm, vậy thì vai trò của kinh đô Hoa Lư đã hết. Đồng thời ta thấy vai trò của những Phong Châu, Mê Linh, Long Biên đều là trấn giữ đất nước khỏi giặc thù, tương tự Hoa Lư. Trong bản chiếu, Lý Thái Tổ lấy việc làm của các triều đại cường quyền đế quốc Trung Hoa để noi theo. Vua gọi Đô hộ Cao Biền là “Cao Vương”, gọi thành Đại La là “đô cũ”. Điều này khiến chiếu dời đô chưa toát lên được tinh thần dân tộc chủ đạo mà các áng văn khác như Nam quốc sơn hà (“Nam quốc sơn hà Nam đế cư“) và Bình Ngô đại cáo (“từ… Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập“) đã có. Chiếu dời đô chỉ có ý nghĩa trong nội bộ quốc gia mà không thể ảnh hưởng ở tầm quốc tế.
    • Khát vọng độc lập: Các nhà nghiên cứu đều cho rằng, việc lập đô của các nhà Đinh  nhà Tiền Lê là phù hợp với điều kiện lịch sử bấy giờ, không phải là tự theo ý riêng, thiển cận.[12] Trong bối cảnh vừa thoát khỏi thời Bắc thuộc, chính quyền còn non trẻ, kinh đô Cổ Loa không còn trấn áp được loạn cát cứ thì việc lập đô ở Hoa Lư trở lên lợi hại hơn cả. Người Việt đã xây dựng kinh đô Hoa Lư của riêng mình mà không theo một hình mẫu nào của Trung Hoa.[13]. Sự kiện ban Chiếu dời đô vừa khẳng định vừa phủ định vai trò của kinh đô Hoa Lư. Tuy nhiên, việc vua Lý Thái Tổ chê trách nhà Tiền Lê có thể hiểu được, vì khi Lý Công Uẩn lên ngôi, nhà Tiền Lê đã suy và không còn là tấm gương nên noi theo, nói tới nữa. Sự xuất hiện của Chiếu dời đô là bằng chứng cho thấy đất nước đã phát triển sang trang mới. Là mốc son đánh dấu lịch sử hình thành thủ đô Hà Nội của Việt Nam trên cơ sở, nền tảng kinh đô Hoa Lư.
    • Màu sắc dị đoan, phong thủy: Chiếu dời đô được viết với nội dung mang đượm màu sắc đầy dị đoan, phong thủy. Tuy nhiên, nhận định này không hợp lý vì trong bất kỳ lần dời đô nào ở nước ta cũng phải dựa theo thế phong thủy mà định, ví dụ như Vua Hùng tìm đất đóng đô dựng nước. Và phong thủy không liên quan đến quan điểm dị đoan, mê tín; thực chất đây là một bộ môn khoa học về môi trường sống, một nhánh của kiến trúc. Chẳng qua do cách giải thích của các thầy phong thủy nên nó bị đánh đồng với mê tín dị đoan.[14]
    • Không phù hợp với đạo lý dân tộc: Lý Thái Tổ ám chỉ các triều vua nhà Đinh, nhà Tiền Lê tự theo ý riêng mình mà vận mệnh ngắn ngủi, trong khi chính ông là người thừa hưởng nền tảng độc lập mà các triều đại này để lại. Quan điểm này không phù hợp với đạo lý Uống nước nhớ nguồn của người Việt. Thực tế, rất nhiều anh hùng đã giành độc lập như Hai Bà Trưng, Lý Bí, Ngô Quyền,… mà triều đại do họ gây dựng tồn tại rất ngắn nhưng lịch sử luôn đánh giá công bằng. Bản chiếu dời đô cũng không thấy sự xuất hiện của vị vua Việt Nam nào được vua Lý nêu tới. Nhưng như đã biết, vốn nhà Tiền Lê đã suy yếu, dân chúng oán thán, việc Lý Công Uẩn mượn cớ nhà Tiền Lê mệnh không dài, cũng chỉ là thuận theo lòng dân mà thôi.

    Việc xuất hiện bài chiếu có ý nghĩa rất nhiều đối với lịch sử Hoa Lư  Thăng Long. Nó làm nên tính chất trọng đại của hành trình 1000 năm lịch sử. Đó là một áng văn của thời khắc lịch sử từ Hoa Lư đến Thăng Long – một bước ngoặt hào hùng của dân tộc Việt Nam.[15]

    Bình luận
  2. Thiên đô chiếu  tức Chiếu dời đô là một đoạn văn được Ngô Sĩ Liên ghi lại sớm nhất ở thế kỷ XV trong sách Đại Việt sử ký toàn thư, bài văn này được cho rằng do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội).

    Bình luận

Viết một bình luận