em hiểu thế nào là sống chung với lũ tại sao dân cư đồng bằng sống cửu long phải chấp nhận sống chung với lũ

em hiểu thế nào là sống chung với lũ tại sao dân cư đồng bằng sống cửu long phải chấp nhận sống chung với lũ

0 bình luận về “em hiểu thế nào là sống chung với lũ tại sao dân cư đồng bằng sống cửu long phải chấp nhận sống chung với lũ”

  1. *Sông Cửu Long dài, diện tích lưu vực và tổng lượng nước lớn, lưới sôngcó dạng lông chim cùng với mạng lưới kênh rạch chằng chịt, có sự điều tiết nước của Biển Hồ nên lũ tương đối điều hòa và kéo dài. Do địa thế thấp, địa hình bằng phẳng, lượng nước tập trung quá lớn trongmùa lũ và tác động của thủy triều nên ở ĐB sông Cửu Long không thể đắp đê để ngăn lũ (sống chung với lũ). Từ lâu đời, người dân vùng sông nước đã thích ứng với mùa lũ với các tập quán sản xuất, ngành nghề, giống cây trồng và nếp sống đã được định hình trong quá trình sống chung với lũ .Mùa lũ mang lại nhiều lợi ích như: tôm, cá, phù sa ngọt, nước ngọt rửa phèn, mặn trong đất…

    ⇒ Sống chung với lũ

    *Lũ ở đồng Bằng sông Cửu Long: Lên chậm, từ từ. Lũ lên từ từ và phân bố ở tất cả toàn đồng bằng chứ không tập trung ở vùng ngoài đê như ở Đồng bằng sông Hồng. Đây chính là cơ hội để người dân nơi đây phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống của người dân. Cụ thể là:

    Lũ ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long giúp người dân tận dụng nguồn phù sa mà lũ mang lại để canh tác cây trồng đặc biệt là lúa và cây hoa màu. Để bảo vệ độ màu mỡ cho đất, 1 số khu vực có chủ trương xả lũ trong mùa lũ để cải tạo đất và lấy phù sa cho vùng đê bao khép kín.
    Ngoài ra, lũ của vùng còn giúp khai thác nguồn lợi thuỷ sản từ lũ. Lũ mang theo nhiều loài thuỷ sản như tôm, cá; đây là điều kiện tốt để cung cấp nguồn thức ăn cho thuỷ sản nuôi trong vùng lại là thuận lợi để đa dạng hoá cơ cấu các loài thuỷ sản.

    => Do đó, ở đồng bằng sông Cửu Long có phương châm “sống chung với lũ”.

    Tuy nhiên, việc sống chung với lũ cần phải chú ý đến việc bảo vệ môi trường, tránh ô nhiễm nguồn nước.

    Bình luận

Viết một bình luận