Em làm gì để bảo vệ khu di tích, khu nghĩa trang liệt sĩ Phạm VĂN KHANG ( Ở TUYÊN QUANG)
0 bình luận về “Em làm gì để bảo vệ khu di tích, khu nghĩa trang liệt sĩ Phạm VĂN KHANG ( Ở TUYÊN QUANG)”
Di tích lịch sử – văn hóa là sản phẩm vật chất (công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học), nhưng cũng luôn chứa đựng yếu tố phi vật chất (phi vật thể) thể hiện sức sáng tạo, đời sống tinh thần, tâm linh của thế hệ trước lưu truyền cho thế hệ sau. Vậy nên, bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa không chỉ nhằm giữ gìn sản phẩm vật chất mà còn góp phần làm cho di sản văn hóa phi vật thể phat huy giá trị trong việc giáo dục, nuôi dưỡng, lưu truyền truyền thống cách mạng và bản sắc văn hóa cho thế hệ sau. Trong bài viết này, chỉ đề cập vấn đề bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng.
Tuyên Quang, trong thời kỳ tiền khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám 1945 và trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta, được Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ chọn là trung tâm căn cứ địa của cách mạng Việt Nam. Trên mảnh đất này hiện có hàng trăm di tích lịch sử cách mạng độc đáo và vô giá. Bảo tồn, tôn tạo (Giữ lại để cho không mất đi, sửa chữa, làm lại – phục dựng những chỗ đã hư hỏng để bảo tồn…), phát huy giá trị những di tích ấy không chỉ có ý nghĩa giáo dục truyền thống, nghiên cứu khoa học, tri ân các thế hệ cách mạng tiền bối mà còn phục vụ tích cực nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Theo kiểm kê, đánh giá sơ bộ của Bảo tàng tỉnh, hiện nay Tuyên Quang có gần 600 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có gần 450 di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến, ghi đấu những địa điểm Bác Hồ, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các ban, bộ, ngành Trung ương ở, làm việc trên mảnh đất Tuyên Quang. Trong số hơn 600 di tích lịch sử, văn hóa, đã có gần 200 di tích đã được xếp hạng di tích quốc gia (khu di tích Tân Trào, gồm 138 di tích, cụm di tích và khu di tích Đại hội II của Đảng ở Kim Bình- Chiêm Hóa, gồm 52 di tích được xếp hạng là khu di tích Quốc gia đặc biệt); 108 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, các di tích còn lại đã và đang được lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng và cắm biển ghi dấu sự kiện, khoanh vùng bảo vệ. Các di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến ấy mãi mãi là “Bảo tàng sống”, là di sản văn hóa vô cùng quý giá không chỉ đối với đồng bào các dân tộc Tuyên Quang mà còn đối với nhân dân cả nước.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, nhân dân các dân tộc Tuyên Quang luôn đoàn kết một lòng, kiên cường chống giặc ngoại xâm, cùng với đòng bào cả nước lập nên những chiến công hiển hách. Đặc biệt, trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, Bác Hồ từ Pác Bó (Cao Bằng) về Tuyên Quang, đã chọn Tân Trào (Sơn Dương) làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước, lãnh đạo toàn dân tiến hành Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, một lần nữa Tuyên Quang vinh dự được Bác Hồ, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ chọn là nơi ở và làm việc để lãnh đạo cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Nhân dân các dân tộc Tuyên Quang đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh bảo vệ an toàn lãnh tụ và căn cứ đầu não của cách mạng, góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc, xứng đáng với tầm vóc lịch sử “Thủ đô Khu giải phóng”, “Thủ đô kháng chiến”. Các di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến ở Tuyên Quang là kho tư liệu vô giá của lịch sử Đảng và lịch sử cách mạng Việt Nam. Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào “nằm trong hệ thống di tích lịch sử cách mạng quan trọng bậc nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20”, trong đó, có những di tích nổi tiếng như: Lán Nà Nưa, đình Tân Trào, cây đa Tân Trào, lán Hang Bòng, di tích Văn phòng Chủ tịch phủ – Thủ tướng phủ ở Bình Yên, di tích hầm bí mật, an toàn của Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ ở Khuôn Điển, xã Kim Quan, di tích nơi Chủ tịch Tôn Đức Thắng ở , làm việc và Ban Thường trực Quốc hội ở Chi Liền, xã Trung Yên; Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đại hội II của Đảng ở xã Kim Bình…gắn liền với những sự kiện quan trọng của lịch sử dân tộc, chứa đựng giá trị về truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cùng giá trị về nghệ thuật chỉ đạo quân sự tài tình của Đảng, Bác Hồ. Đó là những di sản văn hóa vô giá mà Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Tuyên Quang vinh dự thay mặt nhân dân cả nước giữ gìn và phát huy giá trị cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Di tích Nhà hội trường, nơi tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2 tại Kim Bình (Chiêm Hóa). Ảnh: Đức Anh
Xác định một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh là truyền thống lịch sử văn hóa, Tỉnh ủy chủ trương và giao nhiệm vụ cho ngành văn hóa giai đoạn 2005-2010 và những năm tiếp theo là bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến trên địa bàn tỉnh, trong đó, tập trung thực hiện dự án đầu tư, phục hồi, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến. Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ngành văn hóa đã triển khai các công việc theo một lộ trình khá hệ thống, chặt chẽ và khoa học, bao gồm các công việc: Sưu tầm tư liệu, gặp gỡ nhân chứng lịch sử, tọa đàm, hội thảo khoa học, lập hồ sơ khoa học di tích, trình cấp có thẩm quyền xếp hạng; phục hồi, tôn tạo; quản lý, bảo vệ di tích gắn với khai thác, phát huy giá trị di tích. Ngay đầu những năm 2000, các công việc nêu trên đã được triển khai và hoàn tất. Theo đó, Dự án đầu tư phục hồi, bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến trên địa bàn tỉnh và Dự án bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Dẫu biết rằng, công việc phục hồi, tôn tạo di tích lịch sử cách mạng là việc làm khó, phức tạp, nhưng trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã hoàn thành điều tra phổ thông di tích lịch sử, văn hóa; lập bản đồ số hóa di tích phục vụ công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích. Cơ bản hoàn thành Dự án đầu tư phục hồi, bảo tồn 110 di tích, cụm di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến trên địa bàn tỉnh. Các di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến trong Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào và Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đại hội II của Đảng ở Kim Bình đã được phục hồi, bảo tồn, tôn tạo, như: Lán họp Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng, chủ trương tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Tháng Tám năm 1945, lán cảnh vệ, lán điện đài, lán Đồng minh, tại khu rừng Nà Nưa; đình Tân Trào (nơi diễn ra Quốc dân Đại hội Tân Trào); di tích Hang Thia, xã Tân Trào (nơi ở và làm việc của Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng thời kỳ kháng chiến); cụm di tích Văn phòng Chủ tịch phủ – Thủ tướng phủ, tại thôn Lập Binh, xã Bình Yên; cụm di tích Làng Sảo, xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương (nơi Bác Hồ và một số cơ quan Trung ương đã ở, làm việc những ngày đầu tiên trở lại Tân Trào – Tuyên Quang, ngày 2/4/1947, để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp); cụm di tích hầm bí mật, an toàn của Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ, lán làm việc của Bác Hồ, lán làm việc của Tổng Bí thư Trường Chinh tại Khuôn Điển, xã Kim Quan; cụm di tích nơi ở và làm việc của Chủ tịch Tôn Đức Thắng và Ban Thường trực Quốc hội; khu di tích Đại hội II của Đảng ở xã Kim Bình, gồm một số cụm, điểm di tích: Hội trường Đại hội II của Đảng, lán ở và làm việc của Bác Hồ trong thời gian diễn ra Đại hội, Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ…
Nhận thức phục hồi, bảo tồn, tôn tạo di tích phải gắn liền với phát huy giá trị di tích, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xuất bản cuốn sách “Di tích lịch sử – lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất Tuyên Quang”, cung cấp cho người đọc những cứ liệu, luận cứ khoa học thật sự cô đọng nhằm làm sống dậy những đặc điểm, điều kiện tự nhiên, xã hội – nhân tố quan trọng tạo nên yếu tố cơ bản “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để Tuyên Quang được Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh vững tin chọn làm căn cứ địa cách mạng, là trung tâm vùng An toàn khu Việt Bắc của Trung ương, thông qua giới thiệu 32 di tích lịch sử – lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất Tuyên Quang.
Công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến trên địa bàn tỉnh những năm qua đã đạt được kết quả bước đầu đáng ghi nhận, góp phần khẳng định Tuyên Quang là một “địa chỉ đỏ”, là căn cứ địa cách mạng vững chắc, An toàn khu (ATK) tuyệt đối bí mật, tuyệt đối an toàn của Trung ương Đảng, của Chính phủ, Bác Hồ; là trung tâm Thủ đô của vùng giải phóng rông lớn thời kỳ tiền khởi nghĩa, Thủ đô kháng chiến, trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc chống thực dân Pháp xâm lược; đồng thời góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hôi, trước hết là phát triển kinh tế du lịch của tỉnh.
Tiếp tục bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến trên địa bàn tỉnh, hiện nay và trong những năm tới, Tuyên Quang đang triển khai thực hiện Dự án đầu tư bảo tồn, tôn tạo di tích Quốc gia đặc biêt Tân Trào gắn với phát triển du lịch (theo Quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt). Lập Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Bình gắn với phát triển du lịch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyêt, trên cơ sở đó lập dự án đầu tư bảo tồn, tôn tạo khu di tích này. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, gắn việc bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến với phát triển du lịch.
Di tích lịch sử – văn hóa là sản phẩm vật chất (công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học), nhưng cũng luôn chứa đựng yếu tố phi vật chất (phi vật thể) thể hiện sức sáng tạo, đời sống tinh thần, tâm linh của thế hệ trước lưu truyền cho thế hệ sau. Vậy nên, bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa không chỉ nhằm giữ gìn sản phẩm vật chất mà còn góp phần làm cho di sản văn hóa phi vật thể phat huy giá trị trong việc giáo dục, nuôi dưỡng, lưu truyền truyền thống cách mạng và bản sắc văn hóa cho thế hệ sau. Trong bài viết này, chỉ đề cập vấn đề bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng.
Tuyên Quang, trong thời kỳ tiền khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám 1945 và trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta, được Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ chọn là trung tâm căn cứ địa của cách mạng Việt Nam. Trên mảnh đất này hiện có hàng trăm di tích lịch sử cách mạng độc đáo và vô giá. Bảo tồn, tôn tạo (Giữ lại để cho không mất đi, sửa chữa, làm lại – phục dựng những chỗ đã hư hỏng để bảo tồn…), phát huy giá trị những di tích ấy không chỉ có ý nghĩa giáo dục truyền thống, nghiên cứu khoa học, tri ân các thế hệ cách mạng tiền bối mà còn phục vụ tích cực nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Theo kiểm kê, đánh giá sơ bộ của Bảo tàng tỉnh, hiện nay Tuyên Quang có gần 600 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có gần 450 di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến, ghi đấu những địa điểm Bác Hồ, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các ban, bộ, ngành Trung ương ở, làm việc trên mảnh đất Tuyên Quang. Trong số hơn 600 di tích lịch sử, văn hóa, đã có gần 200 di tích đã được xếp hạng di tích quốc gia (khu di tích Tân Trào, gồm 138 di tích, cụm di tích và khu di tích Đại hội II của Đảng ở Kim Bình- Chiêm Hóa, gồm 52 di tích được xếp hạng là khu di tích Quốc gia đặc biệt); 108 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, các di tích còn lại đã và đang được lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng và cắm biển ghi dấu sự kiện, khoanh vùng bảo vệ. Các di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến ấy mãi mãi là “Bảo tàng sống”, là di sản văn hóa vô cùng quý giá không chỉ đối với đồng bào các dân tộc Tuyên Quang mà còn đối với nhân dân cả nước.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, nhân dân các dân tộc Tuyên Quang luôn đoàn kết một lòng, kiên cường chống giặc ngoại xâm, cùng với đòng bào cả nước lập nên những chiến công hiển hách. Đặc biệt, trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, Bác Hồ từ Pác Bó (Cao Bằng) về Tuyên Quang, đã chọn Tân Trào (Sơn Dương) làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước, lãnh đạo toàn dân tiến hành Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, một lần nữa Tuyên Quang vinh dự được Bác Hồ, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ chọn là nơi ở và làm việc để lãnh đạo cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược. Nhân dân các dân tộc Tuyên Quang đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh bảo vệ an toàn lãnh tụ và căn cứ đầu não của cách mạng, góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc, xứng đáng với tầm vóc lịch sử “Thủ đô Khu giải phóng”, “Thủ đô kháng chiến”. Các di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến ở Tuyên Quang là kho tư liệu vô giá của lịch sử Đảng và lịch sử cách mạng Việt Nam. Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào “nằm trong hệ thống di tích lịch sử cách mạng quan trọng bậc nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20”, trong đó, có những di tích nổi tiếng như: Lán Nà Nưa, đình Tân Trào, cây đa Tân Trào, lán Hang Bòng, di tích Văn phòng Chủ tịch phủ – Thủ tướng phủ ở Bình Yên, di tích hầm bí mật, an toàn của Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ ở Khuôn Điển, xã Kim Quan, di tích nơi Chủ tịch Tôn Đức Thắng ở , làm việc và Ban Thường trực Quốc hội ở Chi Liền, xã Trung Yên; Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đại hội II của Đảng ở xã Kim Bình…gắn liền với những sự kiện quan trọng của lịch sử dân tộc, chứa đựng giá trị về truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cùng giá trị về nghệ thuật chỉ đạo quân sự tài tình của Đảng, Bác Hồ. Đó là những di sản văn hóa vô giá mà Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Tuyên Quang vinh dự thay mặt nhân dân cả nước giữ gìn và phát huy giá trị cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Di tích Nhà hội trường, nơi tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 2 tại Kim Bình (Chiêm Hóa). Ảnh: Đức Anh
Xác định một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh là truyền thống lịch sử văn hóa, Tỉnh ủy chủ trương và giao nhiệm vụ cho ngành văn hóa giai đoạn 2005-2010 và những năm tiếp theo là bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến trên địa bàn tỉnh, trong đó, tập trung thực hiện dự án đầu tư, phục hồi, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến. Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ngành văn hóa đã triển khai các công việc theo một lộ trình khá hệ thống, chặt chẽ và khoa học, bao gồm các công việc: Sưu tầm tư liệu, gặp gỡ nhân chứng lịch sử, tọa đàm, hội thảo khoa học, lập hồ sơ khoa học di tích, trình cấp có thẩm quyền xếp hạng; phục hồi, tôn tạo; quản lý, bảo vệ di tích gắn với khai thác, phát huy giá trị di tích. Ngay đầu những năm 2000, các công việc nêu trên đã được triển khai và hoàn tất. Theo đó, Dự án đầu tư phục hồi, bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến trên địa bàn tỉnh và Dự án bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Dẫu biết rằng, công việc phục hồi, tôn tạo di tích lịch sử cách mạng là việc làm khó, phức tạp, nhưng trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã hoàn thành điều tra phổ thông di tích lịch sử, văn hóa; lập bản đồ số hóa di tích phục vụ công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích. Cơ bản hoàn thành Dự án đầu tư phục hồi, bảo tồn 110 di tích, cụm di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến trên địa bàn tỉnh. Các di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến trong Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào và Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đại hội II của Đảng ở Kim Bình đã được phục hồi, bảo tồn, tôn tạo, như: Lán họp Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng, chủ trương tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Tháng Tám năm 1945, lán cảnh vệ, lán điện đài, lán Đồng minh, tại khu rừng Nà Nưa; đình Tân Trào (nơi diễn ra Quốc dân Đại hội Tân Trào); di tích Hang Thia, xã Tân Trào (nơi ở và làm việc của Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng thời kỳ kháng chiến); cụm di tích Văn phòng Chủ tịch phủ – Thủ tướng phủ, tại thôn Lập Binh, xã Bình Yên; cụm di tích Làng Sảo, xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương (nơi Bác Hồ và một số cơ quan Trung ương đã ở, làm việc những ngày đầu tiên trở lại Tân Trào – Tuyên Quang, ngày 2/4/1947, để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp); cụm di tích hầm bí mật, an toàn của Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ, lán làm việc của Bác Hồ, lán làm việc của Tổng Bí thư Trường Chinh tại Khuôn Điển, xã Kim Quan; cụm di tích nơi ở và làm việc của Chủ tịch Tôn Đức Thắng và Ban Thường trực Quốc hội; khu di tích Đại hội II của Đảng ở xã Kim Bình, gồm một số cụm, điểm di tích: Hội trường Đại hội II của Đảng, lán ở và làm việc của Bác Hồ trong thời gian diễn ra Đại hội, Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ…
Nhận thức phục hồi, bảo tồn, tôn tạo di tích phải gắn liền với phát huy giá trị di tích, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xuất bản cuốn sách “Di tích lịch sử – lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất Tuyên Quang”, cung cấp cho người đọc những cứ liệu, luận cứ khoa học thật sự cô đọng nhằm làm sống dậy những đặc điểm, điều kiện tự nhiên, xã hội – nhân tố quan trọng tạo nên yếu tố cơ bản “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để Tuyên Quang được Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh vững tin chọn làm căn cứ địa cách mạng, là trung tâm vùng An toàn khu Việt Bắc của Trung ương, thông qua giới thiệu 32 di tích lịch sử – lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất Tuyên Quang.
Công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến trên địa bàn tỉnh những năm qua đã đạt được kết quả bước đầu đáng ghi nhận, góp phần khẳng định Tuyên Quang là một “địa chỉ đỏ”, là căn cứ địa cách mạng vững chắc, An toàn khu (ATK) tuyệt đối bí mật, tuyệt đối an toàn của Trung ương Đảng, của Chính phủ, Bác Hồ; là trung tâm Thủ đô của vùng giải phóng rông lớn thời kỳ tiền khởi nghĩa, Thủ đô kháng chiến, trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc chống thực dân Pháp xâm lược; đồng thời góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hôi, trước hết là phát triển kinh tế du lịch của tỉnh.
Tiếp tục bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến trên địa bàn tỉnh, hiện nay và trong những năm tới, Tuyên Quang đang triển khai thực hiện Dự án đầu tư bảo tồn, tôn tạo di tích Quốc gia đặc biêt Tân Trào gắn với phát triển du lịch (theo Quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt). Lập Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Bình gắn với phát triển du lịch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyêt, trên cơ sở đó lập dự án đầu tư bảo tồn, tôn tạo khu di tích này. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, gắn việc bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến với phát triển du lịch.
Tưởng nhớ các anh hùng dũng cảm xưa
Để bảo vệ khu di tích ,khu nghĩa trang liệt sĩ Phạm Văn Khang em sẽ:
-nhắc nhở mọi người không vứt rác bừa bãi
-tuyên truyền các hoạt động làm sạch
-tự bản thân nhắc nhở không được vứt rác bừa bãi
-tham gia các hoạt động bảo vệ
-….
HỌC TỐT NHA BẠN