Xét về mục đích nói, câu “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy” thuộc kiểu câu nào? Cách nói “nghĩa là” giúp ta hiểu thêm điều gì về những người lính l

Xét về mục đích nói, câu “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy” thuộc kiểu câu nào? Cách nói “nghĩa là” giúp ta hiểu thêm điều gì về những người lính lái xe Trường Sơn?

0 bình luận về “Xét về mục đích nói, câu “Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy” thuộc kiểu câu nào? Cách nói “nghĩa là” giúp ta hiểu thêm điều gì về những người lính l”

  1. Kiểu câu trần thuật

    Cách nói nghĩa là cho ta thêm hiểu về sự mộc mạc, giản dị trong lời nói của người lính. HỌ tâm tình đâu phải bằng lời hoa mĩ mà cách nói hàm súc, ngắn gọn ,giản đơn như những người anh em thân tình ruột thịt. Lời nói chân chất, thật thà, mộc mạc làm nên cái đẹp gắn kết giữa những người lính lái xe. Những người lính lái xe là con người tràn ngập niềm tin yêu ,sự gắn bó với nhau. Họ là gia đình, là anh em nơi chiến trường khốc liệt. Chỉ với một hình ảnh chung bát đũa thôi nhưng khẳng định sự gắn bó, thân thiết của gia đình, của tình yêu thương. Đó cũng là yếu tố quan trọng góp phần làm nên chiến thắng của chiến sĩ Trường Sơn gan góc. 

    Bình luận
  2. – Xét theo mục đích nói thì câu ” Chung bát đũa nghĩ là gia đình đấy ” thuộc kiểu câu truần thuật.

    – Cách nói ” nghĩa là ” giúp ta hiểu được những người lính đồng chí, đồng đội, các anh bộ đội cụ Hồ giờ đây đã trở thành người một nhà, hiểu bạn như hiểu mình. Và Phạm Tiến Duật đã đưa vào thơ ca một khái niệm rất hay và giản dị, chỉ cần có bát đũa là trở thành gia đình, họ chia sẻ bữa cơm, manh áo cho nhau, giờ đây thì tình đồng đội đã vô cùng thiêng liêng không khác gì tình yêu gia đình nữa.

    Bình luận

Viết một bình luận