Ghi lại khái niệm về cả dạo tục ngữ, đặc điểm chính về nội dung, nghệ thuật của ca dao, tục ngữ

Ghi lại khái niệm về cả dạo tục ngữ, đặc điểm chính về nội dung, nghệ thuật của ca dao, tục ngữ

0 bình luận về “Ghi lại khái niệm về cả dạo tục ngữ, đặc điểm chính về nội dung, nghệ thuật của ca dao, tục ngữ”

  1. *CA DAO:

    Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường có sự kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.

    – Đặc điểm nội dung: diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước,… Trong đó có các chủ đề chính là những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của con người Việt Nam và những bài ca dao hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động.

    – Đặc điểm nghệ thuật:

        + Lời thơ thường ngắn gọn.

        + Sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể.

        + Ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ.

        + Lối diễn đạt bằng một số hình thức mang đậm sắc thái dân gian.

    *TỤC NGỮ:

    Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý nhằm nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, hay phê phán sự việc, hiện tượng. Một câu tục ngữ có thể được coi là một tác phẩm văn học khá hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, và chức năng thẩm mỹ, cũnh như chức năng giáo dục.
    – Về chức năng nhận thức trong câu tục ngữ này là giúp cho con người hiểu được cơ sở của quan hệ vợ chồng là bình đẳng, dân chủ và thông cảm với nhau.

    – Chức năng thẩm mỹ của nó là để truyền tải nội dung nên người ta đã dùng cách nói cường diệu và có hình ảnh khiến người đọc dễ bị thuyết phục và tiếp thu.
    – Xét về chức năng giáo dục của câu nhằm đưa tình cảm giữa con người theo một hướng tốt đẹp hơn trong quan hệ vợ chồng nói riêng và trong quan hệ xã hội nói chung.

    CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!

    Bình luận
  2. ca dao:

    Trong sinh hoạt văn học dân gian, có một bộ phận quan trọng là sinh hoạt ca hát, trong đó tiêu biểu nhất là việc diễn xướng ca dao, dân ca. Ðể chỉ lĩnh vực ca hát dân gian, nhân dân sử dụng các từ: ca, hò, ví, lý, hát giao duyên, hát đối, hát huê tình …

    Giới nghiên cứu, các nhà nho sưu tầm, biên soạn gọi những câu hát dân gian là: phong sử, phong dao, ca dao, dân ca, thơ ca dân gian, thơ ca truyền miệng dân gian, thơ ca trữ tình dân gian…

    Tục ngữ:

    Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền đạt, thường gieo vần lưng. … Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý.

    xin ctlhn

    Bình luận

Viết một bình luận