Ghi lại nét văn hóa chinh của 1 trong 54 dân tộc (trừ người Kinh)

By Samantha

Ghi lại nét văn hóa chinh của 1 trong 54 dân tộc (trừ người Kinh)

0 bình luận về “Ghi lại nét văn hóa chinh của 1 trong 54 dân tộc (trừ người Kinh)”

  1. đáp án : người Thái Tây Bắc

    Là một người con dân tộc Thái sinh và và lớn lên trên mảnh đất Điện Biên anh hùng, tôi thật sự rất tự hào về chính nơi tôi được sinh ra, về bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của chính dân tộc mình.

    Trong khuôn khổ bài viết này, tôi sẽ chia sẻ đến các bạn về những gì tôi biết về phong tục, văn hóa, cách sinh hoạt…của đồng bào Thái sinh sống trên địa bàn Tây Bắc nói chung và Điện Biên nói riêng.

    Ở điểm cực Tây của tổ quốc, Điện Biên nằm ở nơi cao ráo, thoáng đãng, hội tụ sông, suối, núi đồi, những cánh đồng lúa và phảng phất đâu đây là mùi hương hoa cỏ dại từ những cánh rừng xanh bạt ngàn. Những ngôi nhà sàn thấp thoáng ven những bờ suối,còn ven bờ là những chùm hoa dại, hoa ngũ sắc và những chùm hoa bay bay theo gió. Cảnh sắc nơi đây thật sự rất tuyệt vời. Phải chăng không khí trong lành, dịu mát cùng với cảnh sắc tuyệt vời như vậy cũng làm cho con người nơi đây trở nên phúc hậu?

    Về phong tục – tập quán, tiêu biểu là tục cưới hỏi và ma chay:

    Cưới hỏi: Gia đình người Thái theo gia đình phụ hệ, nhưng trước kia người Thái có tục ở rể nên lấy vợ lấy chồng phải qua nhiều bước,trong đó có 2 bước cơ bản:

    Cưới lên (đong hưn): đưa rể đến cư trú nhà vợ là bước thử thách phẩm giá, lao động của chàng rể. người Thái đen có tục búi tóc ngược lên đỉnh đầu (tẳng cau) cho người vợ sau lễ cưới này. Tục ở rể từ 8 đến 12 năm, sau đó thời gian ít dần còn vài ba năm khi đó đôi vợ chồng đã có con mới về ở bên nhà chồng, bây giờ vẫn còn giữ tục lệ nhưng khá ít, chỉ khi trường hợp gia đình bên gái khó khăn thì sẽ ở rể, quá trình sau này gọi là cưới xuống

    Cưới xuống (đong lông) đưa gia đình trở về với họ cha

    Ngoài cưới hỏi theo truyền thống thì người Thái còn có tục “Trộm vợ”, khi đôi trai gái yêu nhau, muốn lấy nhau nhưng điều kiện không cho phép thì người con trai sẽ trộm cô gái về để tránh khỏi nhiều hủ tục rườm rà, tốn kém khi hỏi cưới. (chàng trai đến nhà cô gái trộm về trong đêm và đặt một chai rượu, trầu cau lại nhà cô gái để sáng ra bố mẹ biết là con gái đã bị trộm vợ, nhà trai sẽ đem lễ vật đến chịu thú và xin cưới ngay. Ngày nay một số người lợi dụng phong tục này để “bắt vợ” mặc dù không yêu nhau, làm biến tướng và mất đi cái hay của bản sắc dân tộc và phải chịu sự trừng phạt của pháp luật nhà nước).

    Đó là lễ cưới truyền thống của dân tộc Thái. tuy nhiên, cuộc sống ngày càng hiện đại và trở nên hội nhập chính vì vậy mà các thủ tục rườm rà và không cần thiết gần như đã được xóa bỏ. tuy nhiên, vẫn giữ được những nét truyền thống như người con gái khi lấy chồng phải “tẳng cẩu”, nghĩa là phải búi tóc trên đầu, đối với người Thái đen là vậy, trong ngày cưới người con gái mặc trang phục truyền thống của dân tộc.

    Ma chay: của người thái tương đối phức tạp.

    Đối với người chết, người Thái quan niệm chết là tiếp tục “sống” ở thế giới bên kia vì vậy đám ma là lễ tiễn người chết về với “mường trời”. Đám tang thường có nhiều lần cúng viếng để linh hồn được lên với mường trời.

    Lễ tang có 2 bước cơ bản la pông và Xống. Pông có nghĩa là phúng viếng tiễn đưa hồn người chết lên cõi hư vô, đưa thi thể ra rừng chôn (Thái trắng), thiêu (Thái đen).Xống là đưa đồ tang lễ ra bãi tha ma và kết thúc bẵng lễ gọi ma trở về ngụ tại gian thờ cúng tổ tiên ở trong nhà.

    Người Thái Điện Biên cũng như các vùng miền khác có quan niệm đa thần và giữ tục cúng tổ tiên. Do đời sống gắn liền với sản xuất nông nghiệp nên có tục lấy nước đêm Giao Thừa, lễ hội đón tiếng sấm năm mới và một số lễ hội cầu mùa khác, các lễ hội xăng khan, xến bản, xến mường, lễ hội hạn khuống, lễ hội mừng lúa mới là những lễ hội đặc trưng của dân tộc.

    Người Thái đón tết Nguyên Đán rất cầu kỳ và chu đáo, mọi sự chuẩn bị cho ngày tết được bắt đầu từ nửa tháng trước đó, sau đó là các giai đoạn 23 tháng chạp đón tết ông công ông táo như người Việt, 28 rửa lá rong, 28 gói bánh chưng, 29 nấu bánh chưng, 30 tết đón giao thừa cúng tổ tiên mừng năm mới và đi lấy nước lộc đầu năm. Sang mồng một tết thờ cúng tổ tiên, cúng thần đất, thần núi, thần nước, thần bếp xong xuôi tất cả thì chọn người xông đất như người Việt. Ngày Tết đến ngày thứ 7 thì làm lễ khai hạ, lúc đó mọi người mới đi ra đồng làm việc, khoảng thời gian này cũng có rất nhiều hoạt động vui chơi như ném còn, nhảy sạp, hội thi bắn nỏ, chơi quay và mạc lẹ, vũ hội rượu cần với các điệu xòe, điệu múa lăm vông quanh chum rượu cần.

    Trả lời
  2. Ê đê:Người Ê Đê có kho tàng văn học truyền miệng phong phú: thần thoại, cổ tích, ca dao, tục ngữ, đặc biệt là các Khan (trường ca, sử thi) nổi tiếng với Khan Đam San, Khan Đam Kteh M’lan,… Người Ê Đê yêu ca hát, thích tấu nhạc và thường rất có năng khiếu về lĩnh vực này. Nhạc cụ có cồng chiêng, trống, sáo, khèn, Gôc, Kni, đàn, Đinh Năm, Đinh Tuốc là các loại nhạc cụ phổ biến của người Ê Đê và được nhiều người yêu thích.

    Trả lời

Viết một bình luận