giải hộ mình với mình đang cần gấp Bài 4. Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ k

giải hộ mình với mình đang cần gấp

Bài 4. Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi. Chúng tôi leo dốc lên đồn Cô Tô (…) ngắm toàn cảnh đảo Cô Tô. Nhìn rõ cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây…
(Nguyễn Tuân,Cô Tô)
a) Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó.
b) Xác định các thành phần chính trong câu in đậm. Dấu phẩy trong câu có tác dụng gì?
c) Đọc đoạn văn em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của đảo Cô Tô? Từ đó, nêu cảm xúc về vùng đảo thân yêu của Tổ quốc.

0 bình luận về “giải hộ mình với mình đang cần gấp Bài 4. Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ k”

  1. a)

    Biện pháp tu từ: So sánh: Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi,và cát lại vàng giòn hơn nữa

    -> So sánh không ngang bằng (so sánh hơn thua)    

    Tác dụng: Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, làm câu văn hay và ngắn gọn lại, không dài hơn so với câu thường

    Biện pháp tu từ: Ẩn dụ: ,…và cát lại vàng giòn hơn nữa.    

    Tác dụng: giúp câu văn diễn đạt tốt hơn, gợi tả hình ảnh những hạt cát vàng giòn được nêu lên trong đầu người đọc

     b) Câu in đậm: Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa.

    CN1: Cây trên núi đảo

    VN1: lạii thêm xanh mượt

    CN2:nước biển

    VN2: lại lam biếc đậm đà hơn

     Phó từ: và

    CN3: cát

    VN3: lại vàng giòn hơn nữa

      -> Dấu phẩy ngăn cách các vế câu ghép gồm nhiều chủ-vị  

    c) Cô Tô là mộtt hòn đảo đã được tác giả Nguyễn Tuân khắc họa rất rõ. Hình ảnh được ông miêu tả lại rất chan thực, gây dựng nên cảnh đẹp mà chỉ có ta mới tưởng tượng được, nhờ cái nhìn bo quát và chân thành nhất. Những ngôn từ đẹp đẽ và phù hợp với thứ đáng được miêu tả được đưa vào bài. Một hòn đảo tuy không nhỏ cũng không to. Có những người dân hiền hòa, chất phác, những cảnh sống có phần nghèo nhưng lại được cái yên vui, những nét đẹp tinh hoa ấy đáng được công nhận.

    Bình luận
  2.  a)

    $→$ tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ: 

    –  So sánh:Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. ( So sánh không ngang bằng)

    → Tác dụng: Phép so sánh giúp làm cho câu văn thêm hay hơn, xúc tích hơn. Đồng thời nhấn mạnh hình ảnh cây xanh, nước biển, cát trong đoạn văn trên, mang nhiều giá trị gợi tả tuyệt vời cho đoạn văn.

    – Ẩn dụ: Cát lại vàng giòn hơn nữa ( ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.)

    → Tác dụng: Giúp cho câu văn thêm hay hơn, gợi tả cảm xúc và âm thanh, hình ảnh được truyền đạt hay hơn, truyền đạt một cách chân thực và gợi tả cảm xúc qua phép ẩn dụ.

    b) Xác định các thành phần chính trong câu in đậm. Dấu phẩy trong câu có tác dụng gì?

    $ →$

    Cây trên núi đảo/ lại thêm xanh mượt, /nước biển /lại lam biếc đậm đà hơn

              CN1                  VN1                      CN2                       VN2

    hết cả mọi khi,/ và /cát   / lại vàng giòn hơn nữa.

                                   CN3              VN3

    $→$ Dấu phẩy trong câu có tác dụng: Ngăn cách các vế trong câu ghép.

    c.

    Bài làm:

       Sau khi đọc đoạn văn trên, em càng cảm thấy thêm yêu mến vùng đảo Cô Tô hơn nữa. Hình ảnh đảo Cô Tô trong đoạn văn được tác giả khắc họa rất chân thực. Qua cái nhìn tinh tế và sự miêu tả chính xác, hình ảnh đảo Cô Tô hiện lên thật xinh đẹp. Những từ ngữ giàu âm điệu càng thêm gợi tả nên sự thơ mộng, bình dị nhưng có phần lộng lẫy của đảo Cô Tô. Từa đoạn văn trên, em càng thêm yêu mến vùng đảo của Tổ quốc thân yêu. Hình ảnh đảo Cô Tô như khắc sâu trong em sau khi đọc đoạn văn. Vẻ đẹp của đảo Cô Tô lại càng cho em sự hấp dẫn. Vùng đảo Cô Tô là một vùng đảo tuy nhỏ nhưng luôn mang một vẻ đẹp thạt hiền hòa, bình dị nhưng cũng rất thơ mộng và lộng lẫy qua cái nhìn tinh tết và chân thực của tác giả, cũng như qua cảm nhận của em.

    $#Yumz$

    Mình gửi!

    Bình luận

Viết một bình luận