Giải thích cơ sở khoa học về việc chống nắng , chống rét cho cây .
0 bình luận về “Giải thích cơ sở khoa học về việc chống nắng , chống rét cho cây .”
Đáp án:Nhiệt độ thích hợp cho sự nảy mầm của hạt giống lúa và cây mạ sinh trưởng tốt là 28 – 32 độ C; đối với hạt lạc, đậu tương, ngô, ớt, đậu các loại là 20 – 30 độ C. Nếu nhiệt độ ngoài trời giảm xuống dưới 13 độ C và mức nhiệt này kéo dài sẽ làm các loại hạt giống rau màu bị thối hỏng, cây mạ ngừng sinh trưởng thân, lá. Nhiệt độ thấp dưới 10 độ C, rễ mạ ngừng sinh trưởng, không hút được nước và phân; nếu kéo dài trong 7-10 ngày, cây mạ và lúa mới cấy sẽ bị chết. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu biện pháp chống rét cho mạ xuân và rau màu
1. Chống rét cho mạ xuân
Nếu nhiệt độ xuống dưới 13 độ C và mức nhiệt này kéo dài, cần phải tưới đủ ẩm (độ ẩm bão hoà), rắc một lớp mỏng tro bếp lên bề mặt luống mạ (5kg/sào mạ), dùng nilon trắng mỏng trùm kín cho mạ (tuyệt đối không dùng loại nilon tối màu sẽ làm giảm khả năng quang hợp của mạ). Có thể phủ nilon lên khung tre uốn theo hình vòm cống, đảm bảo chiều cao của vòm ít nhất là 0,4 – 0,5m. Với những ngày có nhiệt độ trên 20 độ C thì mở nilon ở 2 đầu luống.
Để tăng tỷ lệ nảy mầm, tăng khả năng chống rét cho mạ có thể ngâm thóc giống trong dung dịch chất tăng trưởng Vườn sinh thái nồng độ 0,03% đến no nước. Chú ý không gieo mạ trong những ngày nhiệt độ dưới 15 độ C; cần bảo quản mầm mạ trong nhà kín, tưới nước đủ ẩm, phủ bao tải gai hay bao tải dứa tránh khô mầm (có thể bảo quản 5-7 ngày).
Đối với mạ thâm canh, không được bón thúc đạm, không mở nilon khi nhiệt độ ngoài trời dưới 15 độ C. Nếu dược mạ quá xấu, cần cây mạ cao để cấy chân ruộng trũng có thể phun qua lá chất tăng trưởng Vườn sinh thái 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày với nồng độ 5ml/15lít nước/sào mạ. Ngoài ra có thể sử dụng các loại phân bón qua lá để tăng khả năng chống chịu như: K-Humate; A-H 502/503; K-H 701/702; N-H 601/602…
Để gieo bù diện tích mạ, lúa cấy đã bị chết trong các đợt rét, bà con cần chọn những giống lúa có thời gian sinh trưởng cực ngắn (vụ xuân 110-120 ngày) như: T-H3-3, T-H3-4, LVN20, LVN24, CN2,… Thời vụ ở vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ gieo đến 25/2; vùng núi gieo đến 30/2, tuổi mạ 15 – 20 ngày.
2. Phòng, chống rét cho rau màu
Để giảm thiểu những thiệt hại do giá lạnh gây ra, bà con nông dân cần chú ý chăm sóc tốt rau, màu và có biện pháp phòng chống rét như sau:
Bón bổ sung thêm phân kali, phân lân, giảm bón đạm để cây khoẻ mạnh tăng cường khả năng chống rét.
Những ngày có sương muối giá buốt, cần tưới nước trên mặt lá làm tan sương để tránh hiện tượng cháy lá khi có ánh nắng.
Đối với lạc, đậu tương, ớt, ngô xuân, chú ý không gieo trồng trong những ngày giá rét, nhiệt độ thấp dưới 13 độ C kéo dài cho dù thời vụ đã đến.
Các loại cây rau (hành hoa, ớt..), cây họ cà (cà chua, khoai tây xuân), rau họ cải (bắp cải, su hào, su lơ… ) và các loại rau khác cũng phải tưới đủ ẩm theo nhu cầu dinh dưỡng của từng cây trong những ngày rét đậm. Tiến hành thụ phấn nhân tạo, thụ phấn bổ sung cho các loại rau ăn quả (cà chua, bí đỏ). Phun chất tăng trưởng Vườn sinh thái cho rau màu 5 – 10 ngày/lần để tăng khả năng chống chịu rét và sâu, bệnh hại…
Đáp án:Nhiệt độ thích hợp cho sự nảy mầm của hạt giống lúa và cây mạ sinh trưởng tốt là 28 – 32 độ C; đối với hạt lạc, đậu tương, ngô, ớt, đậu các loại là 20 – 30 độ C. Nếu nhiệt độ ngoài trời giảm xuống dưới 13 độ C và mức nhiệt này kéo dài sẽ làm các loại hạt giống rau màu bị thối hỏng, cây mạ ngừng sinh trưởng thân, lá. Nhiệt độ thấp dưới 10 độ C, rễ mạ ngừng sinh trưởng, không hút được nước và phân; nếu kéo dài trong 7-10 ngày, cây mạ và lúa mới cấy sẽ bị chết. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu biện pháp chống rét cho mạ xuân và rau màu
1. Chống rét cho mạ xuân
Nếu nhiệt độ xuống dưới 13 độ C và mức nhiệt này kéo dài, cần phải tưới đủ ẩm (độ ẩm bão hoà), rắc một lớp mỏng tro bếp lên bề mặt luống mạ (5kg/sào mạ), dùng nilon trắng mỏng trùm kín cho mạ (tuyệt đối không dùng loại nilon tối màu sẽ làm giảm khả năng quang hợp của mạ). Có thể phủ nilon lên khung tre uốn theo hình vòm cống, đảm bảo chiều cao của vòm ít nhất là 0,4 – 0,5m. Với những ngày có nhiệt độ trên 20 độ C thì mở nilon ở 2 đầu luống.
Để tăng tỷ lệ nảy mầm, tăng khả năng chống rét cho mạ có thể ngâm thóc giống trong dung dịch chất tăng trưởng Vườn sinh thái nồng độ 0,03% đến no nước. Chú ý không gieo mạ trong những ngày nhiệt độ dưới 15 độ C; cần bảo quản mầm mạ trong nhà kín, tưới nước đủ ẩm, phủ bao tải gai hay bao tải dứa tránh khô mầm (có thể bảo quản 5-7 ngày).
Đối với mạ thâm canh, không được bón thúc đạm, không mở nilon khi nhiệt độ ngoài trời dưới 15 độ C. Nếu dược mạ quá xấu, cần cây mạ cao để cấy chân ruộng trũng có thể phun qua lá chất tăng trưởng Vườn sinh thái 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày với nồng độ 5ml/15lít nước/sào mạ. Ngoài ra có thể sử dụng các loại phân bón qua lá để tăng khả năng chống chịu như: K-Humate; A-H 502/503; K-H 701/702; N-H 601/602…
Để gieo bù diện tích mạ, lúa cấy đã bị chết trong các đợt rét, bà con cần chọn những giống lúa có thời gian sinh trưởng cực ngắn (vụ xuân 110-120 ngày) như: T-H3-3, T-H3-4, LVN20, LVN24, CN2,… Thời vụ ở vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ gieo đến 25/2; vùng núi gieo đến 30/2, tuổi mạ 15 – 20 ngày.
2. Phòng, chống rét cho rau màu
Để giảm thiểu những thiệt hại do giá lạnh gây ra, bà con nông dân cần chú ý chăm sóc tốt rau, màu và có biện pháp phòng chống rét như sau:
Bón bổ sung thêm phân kali, phân lân, giảm bón đạm để cây khoẻ mạnh tăng cường khả năng chống rét.
Những ngày có sương muối giá buốt, cần tưới nước trên mặt lá làm tan sương để tránh hiện tượng cháy lá khi có ánh nắng.
Đối với lạc, đậu tương, ớt, ngô xuân, chú ý không gieo trồng trong những ngày giá rét, nhiệt độ thấp dưới 13 độ C kéo dài cho dù thời vụ đã đến.
Các loại cây rau (hành hoa, ớt..), cây họ cà (cà chua, khoai tây xuân), rau họ cải (bắp cải, su hào, su lơ… ) và các loại rau khác cũng phải tưới đủ ẩm theo nhu cầu dinh dưỡng của từng cây trong những ngày rét đậm. Tiến hành thụ phấn nhân tạo, thụ phấn bổ sung cho các loại rau ăn quả (cà chua, bí đỏ). Phun chất tăng trưởng Vườn sinh thái cho rau màu 5 – 10 ngày/lần để tăng khả năng chống chịu rét và sâu, bệnh hại…
Giải thích các bước giải:
Chúc bạn học tốt nhé ❤️❤️❤️