Giải thích đặc điểm thích nghi của động vật đối với các môi trường đặc biệt và môi trường nhiệt đới gió mùa. Nêu biện pháp để duy trì đa dạng sinh học.
Giải thích đặc điểm thích nghi của động vật đối với các môi trường đặc biệt và môi trường nhiệt đới gió mùa. Nêu biện pháp để duy trì đa dạng sinh học.
* Môi trường đới lạnh :
+ Động vật :
-Bộ lông dày , lớp mỡ dưới da phát triển có tác dụng tránh rét và giữ ấm cho cơ thể
-Lông có màu trắng để lẩn trốn kẻ thù
-Ngủ đông để tránh rét và tiết kiệm năng lượng
– Hoạt động ban ngày hoặc mùa hạ để tận dụng nguồn nhiệt ,tráng rét
* Môi trường sa mạc:
+ Động vật :
– Chân dài để chân không tiếp xúc với mặt đất
– Chân móng ,đệm thịt dày để không bị lún vào cát , đệm thịt tráng nóng
– Màu lông nhạt giống mùa cát để lẩn trốn kẻ thù
-Mỗi bước chân dài , di chuyển bằng nhảy cao và xa để hạn chế tiếp xúc cát nóng
– Hoạt động đêm tránh nóng
– Đi xa để tìm nguồn nước
– Có bưới để dự trữ nước
– Nằm vùi vào cát để tráng nóng
* Môi trường nhiệt đới gió mùa : Môi trường sống thuận lợn sinh vật không cần biến đổi quá nhiều để thích nghi với đời sống
* Các giải pháp:
– Bảo vệ môi trường
– Nhân gióng những giống loài quý hiếm có nguy cơ tiệt chủng
– Hạn chế sử dụng những hóa chất độc hại
– Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên
– Trồng cây gây rừng
– Mở rộng môi trường sống các loài
– Không săn bắn trái phép và không sử dụng những sản phâm buôn bán trái phép làm từ động vật
-Số loài động vật ở nhiệt đới gió mùa cao hơn hẳn so với tất cả các môi trường địa lí trên thế giới vì:
+ Môi trường nhiệt đới gió mùa có khí hậu nóng ẩm, tương đối ổn định , thích hợp cho sự sống của mỗi loài sinh vật.
+ Thuận lợi cho sự phát triển thực vật quanh năm: cung cấp thức ăn cho các loài động vật ăn cỏ.
+ Tạo điều kiện cho các loài động vật ở vùng nhiệt đới gió mùa thích nghi và chuyên hóa cao đối với những điều kiện sống rất đa dạng.
-Sự đa dạng của các loài động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa được thể hiển qua:
+ Đa dạng về số loài.
+ Số lượng cá thể trong loài đông.
+ Đa dạng về tập tính, hình dạng từng loài
=> Sự đa dạng của sinh học của động vật ở môi trường nhiệt đới ẩm gió mùa rất phong phú. Điều kiện khí hậu thuận lợi dẫn đến sự thích nghi của động vật cao làm số loài tăng lên.
Để bảo vệ tốt được tài nguyên rừng cần nhiều giải pháp; trong đó các giải pháp sau đây là quan trọng nhất:
– Các hoạt động bảo tồn vừa phải hướng đến mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học vừa cải thiện đời sống của người dân để giảm bớt sự phụ thuộc vào rừng; Chính quyền các cấp cũng như các tổ chức, cơ quan, ban ngành có tâm huyết với công tác bảo tồn cần phải có dự án hỗ trợ người dân vùng đệm Khu bảo tồn tạo sinh kế bền vững và phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của người dân vùng đệm.
– Thường xuyên tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng, đưa các giống cây trồng vật nuôi mới vào sản xuất tăng năng xuất trên diện tích đất canh tác, như vậy sẽ không cần phải tăng diện tích đất sản xuất mà vẫn có thể tăng được sản lượng sản phẩm nông nghiệp phục vụ đời sống người dân;
– Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững; đây được coi là một trong những hình thức nhằm xã hội hoá công tác quản lý bảo vệ rừng, nhà nước giữ được rừng, người dân được ấm no. Việc chia sẻ lợi ích là việc trả lại cho người dân những quyền mà người dân đã thực hiện và coi trong người dân, đặt họ là trung tâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. ;
– Việc nâng cao đời sống của cộng đồng cần phải gắn liền với nâng cao nhận thức của người dân bằng các biện pháp tuyên truyền. Tuyên truyền các chủ chương chính sách pháp luật của nhà nước về công tác bảo vệ và phát triển rừng thông qua các buổi họp thôn, hoạt động tập thể, phối hợp với nhà trường lồng ghép một số tiết học về bảo vệ và phát triển rừng.
-. Đẩy mạnh công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho dân và diện tích chi trả dịch vụ môi trường rừng, tạo điều kiện cho dân có công ăn việc làm và nâng cao thu nhập.
– Duy trì hoạt động của các Tổ đội tuần tra bảo vệ rừng; đầu tư cả về kiến thức điều tra, giám sát đa dạng sinh học lẫn trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các tổ đội này đảm bảo hoạt động thường xuyên, liên tục và có hiệu quả.
– Cần xây dựng một kế hoạch điều tra tổng thể tài nguyên rừng theo định kỳ có thể 5 năm hoặc 10 năm, để nắm bắt được tổng thể của tài nguyên, phục vụ tốt cho công tác quản lý rừng.
– Đối với các loài quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cao cần phải có sự bảo tồn nguyên vị mà trước tiên phải bảo vệ hệ sinh thái rừng.
– Nâng cao năng lực cho các Ban quản lý; đặc biệt là đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo nhân lực về lĩnh vực bảo tồn, đồng thời có sự quan tâm và hỗ trợ của các cấp, các ngành ở trung ương và địa phương và các tổ chức Quốc tế.