giải thích được tác động của nhân tố bên trong bên ngoài ảnh hưởng đến phát triển sinh trưởng ở Động vật

giải thích được tác động của nhân tố bên trong bên ngoài ảnh hưởng đến phát triển sinh trưởng ở Động vật

0 bình luận về “giải thích được tác động của nhân tố bên trong bên ngoài ảnh hưởng đến phát triển sinh trưởng ở Động vật”

  1. – Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài

    1. Nhân tố thức ăn

    Thức ăn là nhân tố quan trọng gây ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật qua các giai đoạn.

    2. Nhiệt độ

    Mỗi loài động vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp.

    3. Ánh sáng

    Ánh sánh ảnh hưởng đến sinh trưởng vì ánh sáng cung cấp nhiệt cho cơ thể. Hơn nữa, tia tử ngoại có tác dụng biến tiền Vitamin D thành Vitamin D có vai trò trong chuyển hóa Canxi thành xương.

    Bình luận
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm có

    + Yếu tố di truyền : hệ gen chi phối tốc độ, giới hạn, thời gian sinh trưởng và phát triển.

    + Giới tính: ở từng thời kì phát triển quá trình sinh trưởng của giới đực và giới cái không giống nhau

    + Hoocmôn sinh trưởng phát triển. 

    CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI.

    1. Thức ăn

    Thức ăn ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình sinh trưởng.

    Thiếu protein động vật chậm lớn và gầy yếu , dễ mắc bệnh . Thiếu vitamin gây bệnh còi xương chậm lớn ở động vật .

    Ăn quá nhiều thức ăn có thể dẫn đến bệnh béo phì

    2.Nhiệt độ

    Nhiệt độ mỗi loài động vật chỉ phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp, nếu quá cao hoặc quá thấp đều làm chậm sinh trưởng.

    Căn cứ vào sự phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường chia động vật thành 2 nhóm: động vật biến nhiệt và động vật đẳng nhiệt.

    + Động vật biến nhiệt: có nhiệt độ cơ thể (thân nhiệt) phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nên chịu tác động mạnh khi nhiệt độ môi trường biến thiên mạnh, gồm các động vật không xương sống và động vật thuộc lớp cá, lưỡng cư, bò sát,.. Khi nhiệt độ môi trường là 16-18oC thì cá rô phi ngừng lớn và ngằng đẻ.

    + Động vật đẳng nhiệt: có thân nhiệt ổn định hơn, ít phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường hơn, gồm các động vật thuộc lớp Chim và lớp Thú.

    3.Ánh sáng

    + Tia tử ngoại biến tiền tiền D thành vitamin D…, ánh sáng ảnh hưởng đến nhiệt độ qua đó tác động đến sinh trưởng, phát triển của động vật.

    + Những ngày tròi rét  động vật mất nhiều nhiệt, vì vậy chúng phơi nắng để thu thêm nhiệt và giảm  mất nhiệt

    Bình luận

Viết một bình luận