GIẢI THÍCH kháng chiến toàn dân toàn diện truyền kì tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế ?

GIẢI THÍCH kháng chiến toàn dân toàn diện truyền kì tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế ?

0 bình luận về “GIẢI THÍCH kháng chiến toàn dân toàn diện truyền kì tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế ?”

  1. Đường lối kháng chiến của Đảng  giai đoạn 1946 – 1954 từng bước hoàn chỉnh và thể hiện tập trung trong 3 văn kiện lớn được soạn thảo, công bố trước và sau ngày toàn quốc kháng chiến bùng nổ. Đó là văn kiện Toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng (12/12/1946); Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19/12/1946); tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh.
            Đó là sự kế thừa và phát triển truyền thống yêu nước, truyền thống quân sự cả nước chung sức đánh giặc của dân tộc Việt Nam lên một trình độ mới, một chất lượng mới phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và thực tế của cách mạng Việt Nam. Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến được Đảng ta xác định là toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh.
    Toàn dân kháng chiến: là nội dung chính của chiến tranh nhân dân Việt Nam, chi phối mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chi phối kế hoạch tác chiến nghệ thuật quân sự và phương hướng xây dựng lực lượng.          Toàn dân kháng chiến là tất cả mọi người dân Việt Nam đều tham gia đánh giặc, trong đó lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt. Cách đánh giặc trong chiến tranh nhân dân là thế “thiên la địa võng” đối với quân thù; đánh địch ở phía trước, ở phía sau, ngay trong lòng địch, chiến trường không phân chiến tuyến. Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài, tạo ra thế cài răng lược, chiến tranh lộn ẩu, chiến tranh bao vây, chiến tranh không mặt trận, chiến tranh tiêu thổ. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (tháng 12-1946): “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”, đây chính là một định hướng chiến lược, một cẩm nang hoạt động đối với toàn dân ngay từ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.        Toàn diện kháng chiến: là kháng chiến cả về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao nhằm huy động mọi tiềm lực vật chất, tinh thần của đất nước, liên hiệp với mọi lực lượng cách mạng tiến bộ và hòa bình trên thế giới, kết hợp mọi hình thức đấu tranh để đánh bại kẻ thù.

    Bình luận
  2. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta là: kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế:

    * Kháng chiến toàn dân:

    – Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất đất nước. Vì vậy, đây là nhiệm vụ của toàn dân chứ không phải của riêng ai.

    – Đường lối này xuất phát từ truyền thống “toàn dân đánh giặc” của dân tộc ta; Từ quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của chủ tịch Hồ Chí Minh. Và bởi “kháng chiến toàn diện” nên cần phải kháng chiến toàn dân. Nhằm huy động sức mạnh toàn dân, lực lượng vũ trang làm nòng cốt.

    – Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến có đoạn: “Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu tổ quốc”.

    * Kháng chiến toàn diện:

    – Vì địch không chỉ đánh ta trên mặt trận quân sự mà còn đánh ta trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao nên ta phải thực hiện kháng chiến toàn diện trên tất cả các mặt. 

    – Nhờ kháng chiến toàn diện mới tạo điều kiện để kháng chiến toàn dân.

    * Kháng chiến trường kì:

    – Kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, lấy chính nghĩa để thắng hung tàn,… đây là truyền thống đánh giặc lâu dài của dân tộc ta.

    – Mặt khác, do so sánh lực lượng chênh lệch, âm mưu của địch là “đánh nhanh thắng nhanh”. Nên ta phải tiến hành đánh lâu dài. Vừa đánh vừa phát triển lực lượng, làm tiêu hao sinh lực địch, gây cho chúng những khó khăn khi phải đánh lâu dài tại một đất nước xa xôi, không phù hợp về lương thực, khí hậu,…

    – Đánh lâu dài là để đoàn kết, động viên sức mạnh toàn dân, bồi dưỡng sức mạnh toàn dân, làm cho ta càng đánh càng mạnh, để cuối cùng giành thắng lợi hoàn toàn.

    * Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế:

    – Đảng ta hiểu rõ, mối quan hệ giữa yếu tố khách quan và chủ quan. Trong đó, yếu tố chủ quan là quan trọng nhất. Tự lực cánh sinh là yếu tố quan trọng, chỉ có tự thân nỗ lực mới có thể phát huy được sức mạnh của mình – “đem sức ta mà giải phóng cho ta”.

    – Mặc dù vậy, ta vẫn coi trọng sự giúp đỡ từ bên ngoài. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là cuộc chiến tranh chính nghĩa, giải phóng dân tộc khỏi đế quốc thực dân xâm lược. Vì vậy, ta cần kêu gọi và tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới.

    Bình luận

Viết một bình luận