Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong câu dưới đây: “Phép dạy, nhất định phải theo Chu Tử, lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên h

Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong câu dưới đây: “Phép dạy, nhất định phải theo Chu Tử, lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học tứ thư ngũ kin, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm”

0 bình luận về “Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong câu dưới đây: “Phép dạy, nhất định phải theo Chu Tử, lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên h”

  1. – Người viết đã nói tới Thứ tự của việc học: ” Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử”.Đúng là việc học là một quá trình và nó cần phải được sắp xếp một cách hợp lý, khoa học. Khi mới bắt đầu, ta nên học cái dễ trước”tiểu học” rồi sau đó mới học lên cao. Đặc biệt, khi học ta cần phải “bồi lấy cái gốc” bởi nếu không có gốc thì việc học sẽ không thành. Gốc là cái mà ta dựa vào đó và phải hiểu nó thì mới có thể học những thứ cao hơn được.Ngay trong cuộc sống hiện đại cũng như vậy, việc học tập cần phải bắt đầu từ gốc trước. Muốn đọc được những bài thơ hay truyện ngắn và lớn hơn là tiểu thuyết, thì ta cần phải học từ các chữ cái, rồi đến các từ, các câu, ý nghĩa của chúng. Có như vậy khi ta đọc đến các văn bản ta mới có đủ khả năng để tiếp nhận các văn bản đó.

    – Khi đã có một thứ tự học tập đúng và đã nắm bắt, lĩnh hội được tri thức thì lại phải biết sử dụng và vận dụng các tri thức ấy như thế nào cho hợp lý. Người viết khuyên chúng ta ” học rộng rồi tom lược cho gọn, theo điều học mà làm”. Thật quá xác đáng! Bởi lẽ, những điều mà chúng ta được học, thì nhiều, nếu chúng ta muốn nắm được hết thì chúng ta cần phải biết tóm lược lại cho gọn. Khi đọc một cuốn tiểu thuyết chúng ta không thể ngồi nhớ từng câu, từng chữ, từng dấu chấm, dấu phẩy được. Tuy nhiên, chúng ta có thể tóm tắt ý cho gọn lại làm sao vẫn giữ được đúng nội dung trọng tâm của tiểu thuyết đó.Vì thế mà trong toán học cũng mới có các công thức, để áp dụng trong từng trường hợp chứ không nhất thiết là ta cứ ngồi đó mà làm hết các trường hợp thì ta sẽ không thể đủ thời gian nắm bắt được hết các kiến thức.Và khi ta nắm được các kiến thức, những điều trọng tâm, cần thiết cho vận dụng vào cuộc sống cũng như công việc rồi thì ta cần phải vận dụng nó vào thực tế “theo điều học mà làm”. Không thể để lãng phí những kiến thức chúng ta học được. Quá trình học tập không phải được đánh giá bằng số lượng học được ít hay nhiều mà được đánh giá bằng chính quá trình chúng ta áp ụng những điều đã học vào thực tiễn. Nếu chúng ta vận dụng thành công điều học và công việc, vào cuộc sống thì coi như việc học của chúng ta đã thành công. Còn học xong rồi mà chẳng thể làm gì thì coi như tất cả việc học đều trở thành vô nghĩa và chẳng khác nào là chưa học.

    Cuối cùng người viết nói tới thành quả của việc học trên đó là ” kẻ nhân tài lập được công”, “nhà nước nhờ thế mà vững yên”.Nếu đã biết được trình tự học tập, rồi lại biết vận dụng những điều đã học vào thực tiễn để lập công thì người đó được coi như đã học thành tài. Mà cụ Thân Nhân Trung xưa đã từng viết “hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao”. Quả thực, nếu tất cả những người tài đều dốc lòng đem tài năng của mình để phò trợ, để cống hiến cho đất nước thì đất nước đó sẽ ngày càng vững mạnh, muôn dân sẽ được sống trong ấm no yên ổn.

    Bình luận

Viết một bình luận