Giải thích nhan đề truyện ngắn “Sống Chết Mặc Bay” của Phạm Duy Tốn.

Giải thích nhan đề truyện ngắn “Sống Chết Mặc Bay” của Phạm Duy Tốn.

0 bình luận về “Giải thích nhan đề truyện ngắn “Sống Chết Mặc Bay” của Phạm Duy Tốn.”

  1. – Trước hết, ta cần hiểu được ý nghĩa của nhan đề là gì? Phải chăng qua câu nhan đề ấy, Phạm Duy Tốn đã góp phần tô đậm chủ đề của tác phẩm. Đây là một nhan đề được lấy từ một vế của câu tục ngữ quen thuộc ” Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Câu TN nói về lối sống, thái độ vô trách nhiệm, vô lương tâm, coi thường tính mạng của một số thầy thuốc “lang băm” trong xã hội xưa. Từ đó, ta có thể hiểu được “SCMB” nghĩa là mặc kệ cho những kẻ bị thua thiệt, khổ sở, miễn là được lợi về cho mình. 

    – Để đảm bảo tính ngắn gọn, hàm súc của nhan đề, tác giả chỉ lấy phần đầu của câu TN. Soi vào trong tác phẩm, nhan đề ấy có nghĩa là: bóc trần bản chất ích kỉ, vô trách nhiệm, lạnh lùng, thờ ơ của tên quan trong truyện. Có thể nói rằng, nhan đề ấy thật hay, độc đáo và chính nó đã thể hiện được tài năng, phong cách của tác giả. 

    Bình luận
  2. – Giải thích:

    Cụm từ “Sống chết mặc bay” nhằm lên án những con người vô lương tâm và ích kỷ, cũng giống như  sống thì kệ, chết cũng không quan tâm. Điều này cũng tóm gọn trong nhan đề truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của tác giả Phạm Duy Tốn, nó phê phán tên quan phụ mẫu vô trách nhiệm, mất hết nhân tính, không suy nghĩ đến dân mà thay vào đó là thờ ơ trước sự sống còn của dân. 

    Bình luận

Viết một bình luận