“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: – Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa

“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
– Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”
1, Dấu chấm lửng trong đoạn thơ trên có tác dụng gì?
2, Câu thơ: “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…” là lời đối thoại hay độc thoại của nhân vật trữ tình? Vì sao?

0 bình luận về ““Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: – Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa”

  1. Câu 1:

    – Công dụng:

    + Diễn tả ngọn lửa quê hương sẽ luôn cháy mãi mãi trong lòng, trong niềm tin của người cháu; thậm chí là ngọn lửa trường tồn, bất diệt.

    Câu 2:

    –  Là lời độc thoại

    – Giải thích:

    + Bởi đây chính là người cháu nói với bà trong tưởng tượng. Nó cũng là một lời nhắc nhở của tác giả đối với bản thân mình đó là dù xa quê nhưng vẫn phải luôn nhớ về ngọn lửa quê hương, nhớ tới người bà luôn dành cho mình tình yêu thương bao la, sâu sắc.

    Bình luận
  2.  1,Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

    2, Dộc thoại của nhân vật trữ tình.Bởi mỗi ngày mỗi sớm thức dậy đứa cháu đều tự hỏi: “sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?” Câu hỏi của đứa cháu cũng chính là lời tự nhắc nhở chính mình là không bao giờ được quên quê hương ,quên bà và bếp lửa của bà ,của thời thơ ấu đầy gian khổ mà ấm áp nghĩa tình . Hình ảnh bà và hình ảnh bếp lửa đã trở thành những kỷ niệm nâng đỡ cháu trên những bước đường đời . Đứa cháu đã xa quê hương nhớ về bà cũng chính là nhớ về quê hương ,xứ sở ,nhớ về tổ quốc thân yêu của mình bằng tất cả niềm yêu thương.

    Bình luận

Viết một bình luận