giờ cháu đã đi xa .Có ngọn khói trăm tàu có lửa trăm nhà ,niềm vui trăm ngả nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở -Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?

giờ cháu đã đi xa .Có ngọn khói trăm tàu
có lửa trăm nhà ,niềm vui trăm ngả
nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
-Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…
a)vì sao đến với khói trăm tàu lửa trăm nhà niềm vui trăm ngả người cháu không thể quên nhắc nhở sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
b)Những từ in đậm dưới đây thuộc loại nào?nêu ý nghĩa?
“MỘT bếp lửa chờn vờn sương sớm
MỘT bếp lửa ấp iu nồng đượm
Giờ cháu đã đi xa .Có ngon khói TRĂM tàu
Có lửa TRĂM nhà ,niềm vui TRĂM ngả”
c)Vì sao ở đoạn cuối tác giả ko dùng từ “bếp lửa” mà là từ ngọn lửa ?ngon lửa ở đây có ý nghĩa gì?
d)Có ý kiến cho rằng hai câu thơ cuối thể hiện đạo lí ăn quả nhớ kẻ trông cây .Em có đồng ý với ý kiến đó?

0 bình luận về “giờ cháu đã đi xa .Có ngọn khói trăm tàu có lửa trăm nhà ,niềm vui trăm ngả nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở -Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”

  1. Vote cho mk 5* chọn trả lời hay nhất,chúc bạn hok tốt!!!

    @cre:nguyenthanhthao24072009

    a)vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ của đứa cháu đã được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó.

    b)-Nhưng từ in đậm thuộc số từ

    -Sự thay đổi ý nghĩa của các từ cho thấy, dù có khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả cũng không sánh được với “một bếp lửa”.
    Trong nỗi nhớ của người cháu về tuổi thơ, luôn luôn hiện lên hình ảnh một bếp lửa vừa đơn sơ, vừa giản dị, nhưng cũng chính sự giản dị ấy đã nuôi dưỡng tâm hồn và tình cảm cho cháu trong suốt năm tháng tuổi nhỏ.
    Ở thời điểm hiện tại, dù người cháu đã đi qua rất nhiều nơi phồn hoa, sôi động, có được nhiều niềm vui, nhưng trong tâm trí người cháu, không điều gì có thể thay thế được hình ảnh người bà cùng bếp lửa thân thương.

    c)– Ở hai câu dưới, tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không nhắc lại “bếp lửa”. Vì nói đến “bếp lửa” là nói đến một vật hữu hình, cụ thể của mỗi gia đình. Còn hình ảnh “ngọn lửa” mang ý nghĩa khái quát, rộng lớn hơn.

    – Mỗi lần nhóm bếp lửa, ngọn lửa cháy sáng lên mang nhiều ý nghĩa tượng trưng. Đó là ngọn lửa được nhóm từ lòng bà – ngọn lửa của sức sống, yêu thương, niềm tin, tình yêu của bà với kháng chiến, với Đảng. Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – truyền cho cháu những kỉ niệm ấm lòng, những niềm tin thiêng liêng, kì diệu nâng bước cháu trên suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

    c)-Bếp lửa ở câu 1 chỉ nói đến ngọn luaử ở các dòng khác mà thôi

    -Ý nghĩa:Là tấm lòng và niềm tin là lòng nhiệt huyết ở bên trong mỗi con người chúng ta ,ngọn lửa từ lòng bà rất ấm áp,hình ảnh ngọn lửa là mãi mãi vẫn còn sự ám áp,là sự sống của mỗi chúng ta.

    d) Em đồng ý với ý kiến đó vì hai câu thơ đó là lòng biết ơn, là sự khắc ghi hình ảnh người bà cùng với công việc quen thuộc là nhóm bếp. Hình ảnh ấy sẽ theo người cháu đi suốt cuộc đời. Nhớ về bà, nhớ về bếp lửa chính là người cháu nhớ về cội nguồn của tình yêu thương, của mái ấm gia đình. 

    Bình luận
  2. a, Vì: khói trăm tàu, lửa trăm ngả, niềm vui trăm ngả dù có to lớn, đẹp đẽ bao nhiêu thì ngọn bếp lửa của bà vẫn luôn là niềm yêu, niềm nhớ đặc biệt mà người cháu luôn giữa trong lòng. Dù cháu có đi xa đến đâu thì bà vẫn mãi là người giữ vị trí quan trọng trong lòng cháu

    b, Thuộc số từ

    c, 

    – Bếp lửa là hình ảnh hữu hình, cụ thể còn ngọn lửa là hình ảnh được nâng cao lên ý nghĩa khái quát hơn. Ngọn lửa ấy chính là biểu tượng cho tình yêu thương, cho sức sống bà nhen lên. 

    Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa , bà truyền cho cháu những kỉ niệm ấm áp, những niềm tin thiêng liêng, kì diệu để nâng bước cháu trên suốt con đường dài rộng của cuộc đời.

    d, Em đồng ý với ý kiến đó. Dù có đi xa, người cháu vẫn luôn nhớ đến bà – người đã nuôi dưỡng, yêu thương, chăm lo cho mình. Đây chính là biểu hiện của đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”

    Bình luận

Viết một bình luận