Giới thiệu cách làm bánh chưng ngày tết.Bài văn thuyết minh
0 bình luận về “Giới thiệu cách làm bánh chưng ngày tết.Bài văn thuyết minh”
Bánh chưng là món ăn dân tộc mà ngày Tết gia đình nào cũng có để thờ cúng tổ tiên, sau đó là ăn trong dịp Tết. Với nhiều người dân, bánh chưng là biểu tượng của sự sum vầy, đầy đủ trong năm mới. Đây cũng là món ăn có bề dày lịch sử lâu đời trong ẩm thực nước nhà.
Theo lịch sử ghi chép lại bánh chưng ra đời thời vua Hùng thứ 6. Sau khi đánh dẹp giặc ngoại xâm nhà vua yêu cầu các hoàng tử, quan lại hãy dâng lên vua cha thứ quí nhất để cúng lên bàn thờ tổ tiên. Lang Liêu trăn trở chưa tìm được thứ gì quý giá dâng lên vua, khi nằm mơ chàng thấy vị thần đến chỉ cho cách làm một loại bánh từ lúa gạo và những nguyên liệu có sẵn gần gũi với người nông dân, quả thực thứ bánh đó làm vua cha rất hài lòng. Bánh chưng bánh dày ra đời từ đó và được lưu truyền đến ngày nay.
Dù cách xa nhiều thế hệ nhưng cách làm bánh chưng truyền thống vẫn không có nhiều sự thay đổi. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh đã được giã nhỏ. Nếp khi mua phải chọn những hạt tròn, không bị mốc khi nấu lên sẽ có mùi thơm. Đậu xanh phải là loại đậu có màu vàng, đậu xanh sẽ được sử dụng làm nhân bánh. Phần thịt cũng làm nhân nên cần phải chọn thật tỉ mỉ, thông thường sẽ mua thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Phần cuối cùng đó là mua lá dong gói bên ngoài tạo nên sự thẩm mỹ cho chiếc bánh chưng. Lá dong phải còn tươi, có gân, màu xanh đậm. Khi mua lá dong về phải rửa bằng nước, cắt phần cuống.
Khi mua xong các nguyên liệu cần thiết, bắt tay vào gói bánh chưng. Công đoạn này yêu cầu người làm phải khéo léo, cẩn thận mới tạo nên chiếc bánh chưng đẹp. Thông thường gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh là phần nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Người làm phải chuẩn bị dây để gói, cố định phần ruột bên trọng được chắc chắn khi đó nấu bánh sẽ thuận lợi.
Sau quá trình gói bánh người thực hiện chuyển sang nấu bánh, nấu bánh chưng với ngọn lửa từ củi khô, cho bánh vào trong một nồi lớn, đổ đầy nước và nấu liên tục trong thời gian từ 8-12 tiếng. Khi nấu đủ thời gian trên bánh sẽ dẻo, ngon hơn.
Bánh chưng không chỉ là món ăn dân tộc mà còn mang biểu tượng may mắn, sum vầy trong năm mới. Dịp Tết có những chiếc bánh chưng trên bàn thờ tổ tiên là cách để tỏ lòng tôn kính, biết ơn với thế hệ trước. Bánh chưng còn dùng làm quà biếu cho người thân, bạn bè.
Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, nhà nhà lại tất bật chuẩn bị mua sắm, sửa sang nhà cửa. Nào là ô mai, mứt, mâm ngũ quả, câu nêu, câu đối …Và có một thứ không thể thiếu trong mỗi một gia đình: Đó là chiếc bánh chưng xanh.
Giới thiệu về chiếc bánh chưng ngày tết
Bánh chưng là một loại bánh truyền thống ở Việt Nam đã có từ lâu đời. Truyền thuyết kể rằng: khi xưa, để chọn một người con nối ngôi, vua ra chiếu ai làm được món ăn ngon nhất sẽ được tiếp quản ngai vị.
Trong khi các anh em đều dâng lên vua cha những món cao lương mĩ vị, duy chỉ có Lang Liêu nhà nghèo không có của cải gì nhiều trong nhà, nhờ thân linh mắc bảo, đã làm một cặp bánh mà bây giờ chúng ta vẫn thường gọi là bánh chưng, bánh dày.
Cặp bánh bình dị tương trưng cho đất và trời, mang hương vị quê hương đã giúp cho Lang Liêu chiến thắng và được trở thành vua. Từ đó, bánh chưng được dùng để cúng vào dịp Tết và tục lệ tốt đẹp này vẫn được con cháu gìn giữ và lưu truyền cho đến ngày nay.
Nếu bánh dày tròn trắng tượng trưng cho trời, thì bánh chưng vuông vắn, mang sắc xanh đồng nội lại thể hiện cho đất. Ngày nay, cũng có thêm một số loại bánh chưng được cải tiến, thay đổi theo khẩu vị khác nhau của con người, nhưng nhìn chung, chiếc bánh chưng truyền thống vẫn được ưa chuộng hơn cả trong các dịp lễ tết.
Bánh chưng thường phải có gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm nhưng để làm nên một chiếc bánh chưng dòi thì đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ trong từng khâu, từng bước. Lá dong phải to bản, xanh tươi, nếu là lá dong bánh tẻ thì càng tốt vì khi gói bánh sẽ đẹp hơn.
Gạo nếp phải được ngâm qua đêm, đem xả rồi xóc cho ráo nước, đậu xanh đãi vỏ, thịt lơn thái vừa rồi ướp muối, tiêu. Lá dong bày lên nong, qua đôi bàn tay khéo léo của các mẹ, các bà, những chiếc bánh chưng được gói gọn gàng, vuông vắn, buộc bằng những sợi lạt mềm và dẻo dai, đã được chẻ sẵn từ trước.
Nhiều nhà chuẩn bị sẵn một nồi nước to đã đun sôi lửa, thả bánh chưng vào đó, rồi người trong nhà ngồi quây quần xung quanh hoặc thay phiên nhau ngồi canh nước cho nồi bánh chưng. Cảm giác được nhìn chiếc bánh chưng từ khâu chuẩn bị đến công đoạn cuối cùng mới thực sự thích thú. Đó đã từng là kí ức thời ấu thơ của biết bao bạn trẻ.
Cuộc sống giờ đây đã trở nên đầy đủ, no ấm hơn trước nhiều. Cuộc sống tiện nghĩ cũng làm cho mâm cơm gia đình ngày Tết thay đổi. Nhưng chiếc bánh chưng xanh vẫn bình dị như thuở sơ khai của nó, và đó mới thực sự tạo nên không khí đầm ấm thiêng liêng trong ngày Tết.
Bánh chưng là món ăn dân tộc mà ngày Tết gia đình nào cũng có để thờ cúng tổ tiên, sau đó là ăn trong dịp Tết. Với nhiều người dân, bánh chưng là biểu tượng của sự sum vầy, đầy đủ trong năm mới. Đây cũng là món ăn có bề dày lịch sử lâu đời trong ẩm thực nước nhà.
Theo lịch sử ghi chép lại bánh chưng ra đời thời vua Hùng thứ 6. Sau khi đánh dẹp giặc ngoại xâm nhà vua yêu cầu các hoàng tử, quan lại hãy dâng lên vua cha thứ quí nhất để cúng lên bàn thờ tổ tiên. Lang Liêu trăn trở chưa tìm được thứ gì quý giá dâng lên vua, khi nằm mơ chàng thấy vị thần đến chỉ cho cách làm một loại bánh từ lúa gạo và những nguyên liệu có sẵn gần gũi với người nông dân, quả thực thứ bánh đó làm vua cha rất hài lòng. Bánh chưng bánh dày ra đời từ đó và được lưu truyền đến ngày nay.
Dù cách xa nhiều thế hệ nhưng cách làm bánh chưng truyền thống vẫn không có nhiều sự thay đổi. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh đã được giã nhỏ. Nếp khi mua phải chọn những hạt tròn, không bị mốc khi nấu lên sẽ có mùi thơm. Đậu xanh phải là loại đậu có màu vàng, đậu xanh sẽ được sử dụng làm nhân bánh. Phần thịt cũng làm nhân nên cần phải chọn thật tỉ mỉ, thông thường sẽ mua thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Phần cuối cùng đó là mua lá dong gói bên ngoài tạo nên sự thẩm mỹ cho chiếc bánh chưng. Lá dong phải còn tươi, có gân, màu xanh đậm. Khi mua lá dong về phải rửa bằng nước, cắt phần cuống.
Khi mua xong các nguyên liệu cần thiết, bắt tay vào gói bánh chưng. Công đoạn này yêu cầu người làm phải khéo léo, cẩn thận mới tạo nên chiếc bánh chưng đẹp. Thông thường gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh là phần nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Người làm phải chuẩn bị dây để gói, cố định phần ruột bên trọng được chắc chắn khi đó nấu bánh sẽ thuận lợi.
Sau quá trình gói bánh người thực hiện chuyển sang nấu bánh, nấu bánh chưng với ngọn lửa từ củi khô, cho bánh vào trong một nồi lớn, đổ đầy nước và nấu liên tục trong thời gian từ 8-12 tiếng. Khi nấu đủ thời gian trên bánh sẽ dẻo, ngon hơn.
Bánh chưng không chỉ là món ăn dân tộc mà còn mang biểu tượng may mắn, sum vầy trong năm mới. Dịp Tết có những chiếc bánh chưng trên bàn thờ tổ tiên là cách để tỏ lòng tôn kính, biết ơn với thế hệ trước. Bánh chưng còn dùng làm quà biếu cho người thân, bạn bè.
cho mình xin câu tl hay nhất nha
mình cám ơn trc ạ
@ara boss ris????????????
Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, nhà nhà lại tất bật chuẩn bị mua sắm, sửa sang nhà cửa. Nào là ô mai, mứt, mâm ngũ quả, câu nêu, câu đối …Và có một thứ không thể thiếu trong mỗi một gia đình: Đó là chiếc bánh chưng xanh.
Giới thiệu về chiếc bánh chưng ngày tết
Bánh chưng là một loại bánh truyền thống ở Việt Nam đã có từ lâu đời. Truyền thuyết kể rằng: khi xưa, để chọn một người con nối ngôi, vua ra chiếu ai làm được món ăn ngon nhất sẽ được tiếp quản ngai vị.
Trong khi các anh em đều dâng lên vua cha những món cao lương mĩ vị, duy chỉ có Lang Liêu nhà nghèo không có của cải gì nhiều trong nhà, nhờ thân linh mắc bảo, đã làm một cặp bánh mà bây giờ chúng ta vẫn thường gọi là bánh chưng, bánh dày.
Cặp bánh bình dị tương trưng cho đất và trời, mang hương vị quê hương đã giúp cho Lang Liêu chiến thắng và được trở thành vua. Từ đó, bánh chưng được dùng để cúng vào dịp Tết và tục lệ tốt đẹp này vẫn được con cháu gìn giữ và lưu truyền cho đến ngày nay.
Nếu bánh dày tròn trắng tượng trưng cho trời, thì bánh chưng vuông vắn, mang sắc xanh đồng nội lại thể hiện cho đất. Ngày nay, cũng có thêm một số loại bánh chưng được cải tiến, thay đổi theo khẩu vị khác nhau của con người, nhưng nhìn chung, chiếc bánh chưng truyền thống vẫn được ưa chuộng hơn cả trong các dịp lễ tết.
Bánh chưng thường phải có gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong. Nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm nhưng để làm nên một chiếc bánh chưng dòi thì đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ trong từng khâu, từng bước. Lá dong phải to bản, xanh tươi, nếu là lá dong bánh tẻ thì càng tốt vì khi gói bánh sẽ đẹp hơn.
Gạo nếp phải được ngâm qua đêm, đem xả rồi xóc cho ráo nước, đậu xanh đãi vỏ, thịt lơn thái vừa rồi ướp muối, tiêu. Lá dong bày lên nong, qua đôi bàn tay khéo léo của các mẹ, các bà, những chiếc bánh chưng được gói gọn gàng, vuông vắn, buộc bằng những sợi lạt mềm và dẻo dai, đã được chẻ sẵn từ trước.
Nhiều nhà chuẩn bị sẵn một nồi nước to đã đun sôi lửa, thả bánh chưng vào đó, rồi người trong nhà ngồi quây quần xung quanh hoặc thay phiên nhau ngồi canh nước cho nồi bánh chưng. Cảm giác được nhìn chiếc bánh chưng từ khâu chuẩn bị đến công đoạn cuối cùng mới thực sự thích thú. Đó đã từng là kí ức thời ấu thơ của biết bao bạn trẻ.
Cuộc sống giờ đây đã trở nên đầy đủ, no ấm hơn trước nhiều. Cuộc sống tiện nghĩ cũng làm cho mâm cơm gia đình ngày Tết thay đổi. Nhưng chiếc bánh chưng xanh vẫn bình dị như thuở sơ khai của nó, và đó mới thực sự tạo nên không khí đầm ấm thiêng liêng trong ngày Tết.