Giới thiệu những nét chính về người đứng đầu và một số thành viên tiêu
biểu của Bộ chỉ huy khởi nghĩa Lam Sơn? Em đánh giá như thế nào về vai trò
người đứng đầu và các thành viên tiêu biểu của Bộ chỉ huy trong cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn.
Giới thiệu những nét chính về người đứng đầu và một số thành viên tiêu
biểu của Bộ chỉ huy khởi nghĩa Lam Sơn? Em đánh giá như thế nào về vai trò
người đứng đầu và các thành viên tiêu biểu của Bộ chỉ huy trong cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn.
Trong giai đoạn đầu, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn, thường hứng chịu các cuộc càn quét của quân Minh và quân Ai Lao, chịu tổn thất lớn. Các tướng Lam Sơn là Lê Lai và Lê Thạch tử trận. Quân Lam Sơn bấy giờ chỉ có thể thắng những trận nhỏ. Lê Lợi bắt đầu giành thế thượng phong khi ông nghe theo Nguyễn Chích, tiến quân ra đất Nghệ An vào năm 1424. Sau nhiều trận đánh lớn với quân Minh do các tướng Trung Hoa và cộng sự người Việt chỉ huy, quân Lam Sơn giải phóng hầu hết vùng đất từ Thanh Hóa vào Thuận Hóa, siết chặt vòng vây các thành chưa đầu hàng. Cuối cùng, vào năm 1426, Lê Lợi đem đại quân ra Bắc, bao vây quân Minh tại thành Đông Quan, và đánh tan một lực lượng lớn quân Minh do Tổng binh Vương Thông chỉ huy trong Chiến dịch Tốt Động – Chúc Động. Vương Thông tính giảng hòa, nhưng sau đổi ý và ngầm sai người về nước xin viện binh. Lê Lợi cắt đứt giảng hòa, sai tướng đánh hạ Điêu Diêu (Bắc Ninh), Tam Giang (Phú Thọ), Xương Giang (phủ Lạng Thương), Kỳ Ôn và tiếp tục vây Đông Quan.
Lê Thái Tổ (chữ Hán: 黎太祖 10 tháng 9, 1385 – 5 tháng 10, 1433) tên thật là Lê Lợi (黎利), ông là một nhà chính trị, nhà lãnh đạo quân sự, người đã thành lập một đội quân người Việt và lãnh đạo đội quân này chiến đấu chống lại sự chiếm đóng của quân đội nhà Minh (Trung Quốc) từ năm 1418 cho đến lúc đánh đuổi hoàn toàn quân Minh ra khỏi Đại Việt vào năm 1428. Ông cũng thành công với các chiến dịch quân sự đánh dẹp các tù trưởng ở biên giới phía Bắc Đại Việt và quân đội Ai Lao. Ông là Vua của nước Đại Việt từ năm 1428 cho tới năm 1433. Lê Lợi có vai trò đặc biệt quan trọng với Đại Việt trong khoảng thời gian từ năm 1418 tới năm 1433 khi lãnh đạo người dân Đại Việt đánh bại quân đội xâm lược nhà Minh, sau đó xây dựng và tái thiết lại một đất nước điêu tàn khi bị quân đội nhà Minh phá hủy mọi thứ từ trước đó. Ông được coi là vị vua huyền thoại của Đại Việt với tài năng quân sự, khả năng cai trị và lòng nhân ái đối với cả kẻ thù.
Nguyễn Trãi chủ yếu vai trò mang tính chất văn thư và ngoại giao, vừa đánh vừa đàm cho mau thắng. Có lần dũng cảm đi vào thành thuyết phục giặc, nhưng thường ông sẽ viết thư gửi vào cho chúng nó tự xử. Ví dụ 1 bức cho Tổng binh Vương Thông thế này.
“Tôi nghe: Múc một gáo nước, biển cả không vì thế mà vơi. Thêm một gáo nước, biển cả không vì thế mà đầy. Các ông có thắng một trận nhỏ, cũng không thấy là mạnh, mà ta dẫu có thua một trận nhỏ cũng không thấy là yếu. Thế mà ông không hề lấy thế làm lo, lại còn giương vây khoe mẽ, có khác gì nhà đang cháy mà chim én còn nhơn nhơn vui vẻ cùng nhau”
Ông còn viết thêm cho chỉ huy quân giặc ở các nơi khác để khuyên họ đầu hàng, đã có 1 tay tướng Tàu ở Nghệ An và 1 tay tướng Việt ở Gia Lâm chịu buông vũ khí.
Trong 93 công thần của Lam Sơn thì đứng đầu là Phạm Vấn, Lê Sát và Phạm Văn Xảo, những người theo vua từ đầu tới cuối và lập công to. Nguyễn Trãi xếp khoảng tám mươi mấy.