Giới thiệu về con phố Hà Nội mang tên Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Nhân Tông

Giới thiệu về con phố Hà Nội mang tên Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Nhân Tông

0 bình luận về “Giới thiệu về con phố Hà Nội mang tên Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Nhân Tông”

  1. Con phố mang tên Lý Thường Kiệt (1019-1105), một danh tướng thời Lý, người ở phường Yên Xá, bên bãi sông Hồng. Ông nguyên họ Ngô, tên Tuấn, tự là Thường Kiệt, do có công quán xuyến mọi việc cung đình, được vua ban quốc tính mới đổi sang họ Lý. … Sau năm 1945 phố mang tên Lý Thường Kiệt

    Bình luận
  2. LÝ THƯỜNG KIỆT

    Đây là phần đất các thôn sau (tính từ đông sang tây): Hàm Châu thuộc tổng Hậu Nghiêm, Vũ Thạch Hạ thuộc tổng Tả Nghiêm, Nam Phụ và Nam Hưng thuộc tổng Tiền Nghiêm. Tới giữa thế kỷ XIX, thôn Hàm Châu một phần nhập với thôn Hàm Khánh, phần còn lại hợp với phần hồ Hữu vọng mới lấp thành thôn mới là Vọng Đức, vẫn thuộc tổng Thanh Nhàn (tên mới của tổng Hậu Nghiêm). Thông Nam Phụ thì nhập với Nguyên Khánh thành thôn Phụ Khánh (tổng Tiền Nghiêm cũng đổi ra thành Vĩnh Xương). Do nằm trong quy hoạch “khu phố Tây” nên phố Lý Thường Kiệt là một trong những phố mở mang sớm nhất. Năm 1898, toàn quyền Đu-me đã cho xây tại phố này trụ sở của “Phái đoàn khảo cổ thường trực” để nghiên cứu về Á Đông. Tới năm 1900 đổi tên là Trường Viễn Đông bác cổ của Pháp mà dân chúng quen gọi là trường Bắc Cổ. Nay là Thư biện Khoa học trung ương, số nhà 26.

    Thời Pháp thuộc, trước năm 1905 có tên là đại lộ Carô (boulevard Carreau). Năm 1945 đổi thành phố Lý Thường Kiệt. Những lần đổi tên sau vẫn giữ tên này.

    TRẦN HƯNG ĐẠO

    Nói đến các danh tướng của triều đại nhà Trần người đầu tiên phải kể đến chính là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mà nhân dân quen gọi là Trần Hưng Đạo – một anh hùng dân tộc, một thiên tài quân sự mà công lao và sự nghiệp cứu nước của ông sẽ sống mãi với lịch sử vẻ vang của dân tộc. Con phố ở thủ đô mang tên ông có chiều dài hơn 2km, được bắt đầu từ đường Trần Khánh Dư tới phố Lê Duẩn trước cửa ga Hà Nội, cắt ngang qua ngã sáu vườn hoa Bình Than, các phố Quang Trung, Phan Huy Chú, Phan Chu Trinh, Ngô Quyền, Hàng Bài, Bà Triệu, Quang Trung, Quảng trường 1-5, trước Cung văn hóa lao động hữu nghĩ Việt Xô. Con phố này đã trải qua nhiều lần đổi tên với các tên gọi khác nhau: Thời Pháp thuộc nó có tên là đại lộ Găm-bét-ta. Năm 1945 đổi tên thành phố Trần Hưng Đạo, năm 1949 đổi thành Đại lộ Trần Hưng Đạo và tên gọi phố Trần Hưng Đạo như ngày nay là được chính thức đổi vào năm 1954.

    TRẦN NHÂN TÔNG

    Con phố Trần Nhân Tông dài khoảng 2.000m, một đầu giao với đường Lê Duẩn, đầu kia tiếp giáp với phố Trần Xuân Soạn, thuộc quận Hai bà Trưng. 

    Bình luận

Viết một bình luận