Giới thiệu về kênh đào panama và kênh đào xuyê ( thời gian xây dựng bảo lâu , nước sở hữu từ trước tới nay , những khó khăn khi xây dựng ) Giúp e vớ

Giới thiệu về kênh đào panama và kênh đào xuyê ( thời gian xây dựng bảo lâu , nước sở hữu từ trước tới nay , những khó khăn khi xây dựng )
Giúp e với e cảm ơn ạ đầy đủ nội dung cho e với ạ

0 bình luận về “Giới thiệu về kênh đào panama và kênh đào xuyê ( thời gian xây dựng bảo lâu , nước sở hữu từ trước tới nay , những khó khăn khi xây dựng ) Giúp e vớ”

  1. Kênh đào Panama 

    -Do được Hoa Kỳ giúp đỡ, Panama ly khai từ Colombia vào năm 1903, và cho phép Hoa Kỳ xây dựng kênh đào Panama từ năm 1904 đến 1914.

    Panama nằm ở Trung Mỹ, giáp với cả Biển Caribe và Thái Bình Dương, giữa Colombia và Costa Rica. Nước này có vị trí chiến lược ở điểm cuối phía đông Eo Panama, một cầu lục địa lớn nối Bắc và Nam Mỹ. Tới năm 1999, Panama đã kiểm soát Kênh đào Panama nối Bắc Đại Tây Dương qua Biển Caribe với Bắc Thái Bình Dương.

    -Việc xây dựng 77 km (48 dặm) chiều dài của kênh đào đã vấp phải các trở ngại, bao gồm bệnh dịch (cụ thể là bệnh sốt rét và bệnh sốt vàng) cũng như các vụ lở đất. Ước tính có tới 27.500 công nhân đã chết trong quá trình xây dựng kênh đào.

    Kênh đào xuy ê

    -Kênh được bắt đầu khởi công ngày 25 tháng 4 năm 1859 và hoàn thành vào ngày 17 tháng 11 năm 1869.

    -Nasser nhanh chóng tiến hành quốc hữu hóa kênh đào Suez để củng cố sự kiểm soát của Ai Cập lên tuyến đường huyết mạch. Ông chuyển quyền sở hữu con kênh tới cho Cơ quan quản lý kênh đào Suez trực thuộc chính phủ vào tháng 7.1956.

    -Rất nhiều người vì cố gắng xây dựng kênh đào suez nên đã bị bỏ mạng nhưng cuối cungf nó đã dược hoàn thành 

    Bình luận
  2. Kênh đào Panama (tiếng Tây Ban NhaCanal de Panamá) là kênh đào chính cho tàu thuyền đi qua, cắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương. Việc xây dựng kênh đào này là một trong số những dự án công trình lớn nhất và khó khăn nhất đã thực hiện từ trước đến nay. Nó có ảnh hưởng to lớn đến vận tải thủy giữa hai đại dương, xóa bỏ hành trình dài và nguy hiểm thông qua eo biển Drake và Mũi Sừng (Cape Horn) ở điểm cực nam của Nam Mỹ. Một chuyến đi của tàu thuyền từ New York tới San Francisco qua kênh đào này chỉ vượt qua khoảng cách 9.500 km (6.000 dặm), chưa tới một nửa khoảng cách của hành trình trước đây qua mũi đất Horn (22.500 km hay 14.000 dặm).[1] Mặc dù ý tưởng về kênh đào tại Panama đã có từ đầu thế kỷ 16, nhưng cố gắng đầu tiên trong việc xây dựng kênh đào này chỉ có vào năm 1880 dưới sự lãnh đạo của Pháp. Sau khi cố gắng này sụp đổ, công trình này cuối cùng đã được Hoa Kỳ hoàn thành và kênh đào mở cửa vào năm 1914. Việc xây dựng 77 km (48 dặm) chiều dài của kênh đào đã vấp phải các trở ngại, bao gồm bệnh dịch (cụ thể là bệnh sốt rét và bệnh sốt vàng) cũng như các vụ lở đất. Ước tính có tới 27.500 công nhân đã chết trong quá trình xây dựng kênh đào.

    Kênh đào Suez (tiếng Việt: Xuy-ê) là kênh giao thông nhân tạo nằm trên lãnh thổ Ai Cập, chạy theo hướng Bắc-Nam đi ngang qua eo Suez tại phía Đông Bắc Ai Cập, nó nối Địa Trung Hải với Vịnh Suez, một nhánh của Biển Đỏ.

    Kênh đào cung cấp 1 lối đi tắt cho những con tàu đi qua cảng Châu Âu-Châu Mỹ đến những cảng phía nam Châu Á, cảng phía Đông Châu Phi  Châu Đại Dương. Kênh được bắt đầu khởi công ngày 25 tháng 4 năm 1859 và hoàn thành vào ngày 17 tháng 11 năm 1869. Khi hoàn thành, kênh đào Suez dài 193,30 km (120,11 dặm), khúc hẹp nhất là 60 m, và độ sâu tại đó là 24 m đủ khả năng cho tàu lớn 250.000 tấn qua được. Tuyến đường dài 164 km này đã thay đổi vĩnh viễn lịch sử vận tải đường biển quốc tế, giúp tàu thuyền không phải đi qua mũi phía Nam Châu Phi, rút ngắn 6000 km.

    cho mình ctlhn nhé #yêu địa#

    Bình luận

Viết một bình luận