Giữa hai bên vách đá
Mở ra một khoảng trời
Có gió thoảng, mây trôi
Cổng trời trên mặt đất?
Nhìn ra xa ngút ngát
Bao sắc màu cỏ hoa
Con thác réo ngân nga
Đàn dê soi đáy suối
Giữa ngút ngàn cây trái
Dọc vùng rừng nguyên sơ
Không biết thực hay mơ
Ráng chiều như hơi khói…
tìm biện pháp nhân hóa và nêu tác dụng
viết văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên qua doạn thơ trên
1. BPNH: Con thác réo ngân nga / Đàn dê soi đáy suối
Tác dụng: Nhân hóa con thác, đàn dê như những hành động của con người khiến cho câu thơ có thêm nhịp điệu.
2. Viết đoạn văn:
Bức tranh thiên nhiên mà nhà thơ Nguyễn Đình Ảnh tạo nên là một bức tranh đa sắc đa màu. Cổng trời như mở rộng tay để đón chào tâm hồn thơ ca của nhà thơ khiến cho mọi sự vật trở nên nhuần nguyễn và thêm sinh động. Từng hình ảnh trong câu thơ được reo rắc từ những điều mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng biện pháp nhân hóa làm thêm sinh động cho những câu thơ, làm giàu hình ảnh cho bức tranh thiên nhiên, làm thêm cảnh sắc cho thơ văn của Nguyễn Đình Ảnh. Qua những màn sương khói huyền ảo, mở ra một khoảng không gian bất tận với những cánh rừng ngút ngát ngàn cây xanh với bao sắc màu cỏ hoa. Từ những hàng vách đá, những đám mây trôi, gió thoảng, từ những con thác réo ngân nga, đàn dê soi đáy suối, những cây trái ngọt thơm, những thung lũng, rừng nguyên sơ, tất cả đều in dấu ấn của thiên nhiên tươi đẹp.
– Biện pháp nhân hóa được sử dung trong đoạn thơ trên là: con thác réo ngân nga / đàn dê soi đáy suối.
Tác dụng: bằng việc sử dụng thành công biện pháp nhân hóa tác giả đã nhấn mạnh cho chúng ta biết về vẻ đẹp thiên nhiên. Hình ảnh “con thác réo ngân nga” thì chúng ta đã biết biết con thác không thể réo được tác giả đã nhân hóa nó lên làm cho câu văn hấp dẫn. Còn câu ” đàn dê soi đáp suối’ thì tác giả cũng đã nhân hó hình ảnh đàn dê lên làm cho câu thơ thêm sinh động.
– Viết đoạn văn: Đất nước chúng ta là một đất nước vô cùng tươi đẹp. Không thể thiếu được là vẻ đẹp thiên nhiên. Nó là cho chúng ta say mê và cuốn theo nó, như vẻ đẹp thiên nhiên trong đoạn thơ trên. Ngay khổ thơ đầu đã khiến cho người đọc cảm thấy muốn đọc tiếp, hai bên vách đá đã mở ra một khoảng trời có gió và có mây khiến chúng ta khiến chúng ta không thể nào bỏ mà muốn đọc tiếp. Còn khổ thơ tiếp theo thì đã sử dụng biện pháp nhân hóa để làm cho người đọc cảm thấy hay và hấp dẫn. Hình ảnh rừng nguyên sơ có ngút ngàn cây trái khiến chúng ta rất là muốn đến nơi đó. Tác giả còn thể hiện ở câu thơ ” không biết thực hay mơ” như là đang không biết thực hay mơ bởi vì cảnh đẹp ở đây đẹp quá khiến tác giả ngất ngây. Quả thật, cảnh đẹp thiên nhiên trong bài thơ rất đẹp.
Cho mk hay nhất nha.
CHÚC BẠN HỌC TỐT !