giúp e với ạ @w@ 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam ( trang 18 và trang 20) và những kiến thức đã học , hãy a.Trình bày tình hình phát triển và phân

By Delilah

giúp e với ạ @w@
3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam ( trang 18 và trang 20) và những kiến thức đã học , hãy
a.Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản nước ta. ( Gồm : Cơ cấu giá
trị sản xuất nông lâm , thủy sản phân theo ngành, Sản lượng, cơ cấu và phân bố thủy sản của
nước ta.)
b.Giải thích tại sao ĐBSCL là vùng có ngành thủy sản phát triển nhất nước ta.
4 : Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm ? Kể tên các ngành CN trọng điểm của Việt
Nam. Giải thích vì sao CN chế biến LT,TP là ngành CN trọng điểm của nước ta ?
5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam ( trang 21) và kiến thức đã học, hãy :
a. Chứng minh sản xuất công nghiệp nước ta có sự phân hóa theo lãnh thổ.
b. Giải thích

0 bình luận về “giúp e với ạ @w@ 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam ( trang 18 và trang 20) và những kiến thức đã học , hãy a.Trình bày tình hình phát triển và phân”

  1. Nhận xét : 

    – Giá trị sản xuất ngành thủy sản  nước ta tăng nhanh trong giai đoạn 2000-2007.

    – Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành thủy sản trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp cũng tăng nhanh.

    * Sản lượng và cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2000-2007

    Nhận xét 

    – Về sản lượng :

      + Tổng sản lượng thủy sản nước ta tăng nhanh.

    Trong đó :

         # Sản lượng thủy sản đánh bắt tăng từ 413,6 nghìn tấn, tăng gấ 1,25 lần

         # Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 1.533,7 nghìn tấn, tăng 3,60 lần

      + Tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản nuôi trồng cao hơn sản lượng thủy sản đánh bắt

    – Về cơ cấu sản lượng

      + Trong cơ cấu sản lượng thủy sản, năm 2000 và năm 2005, tỉ trọng sản lượng thủy sản đánh bắt cao hơn tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng; đến năm 2007, tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng cao hơn tỉ trọng sản lượng thủy sản đánh bắt.

      + Từ năm 2000 đến 2007, cơ cấu sản lượng thủy sản có sự thay đổi theo hướng : tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng ( 24,4%), tỉ trọng sản lượng thủy  sản đánh bắt giảm tương ứng.

    – Sản lượng thủy sản bình quân đầu người đạt 49,3kg ( năm 2007)

    – Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhưng phát triển mạnh nhất là các tỉnh Duyên hải Nam trung Bộ và Nam Bộ. Các tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Định và Cà Mau

    – Thủy sản nuôi trồng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Các tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn là : An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long

    – Ngoài ra các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai và Tp Hồ Chí Minh cũng có sản lượng thủy sản nuôi trồng đáng kể

    b)

    Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản do:

    + Tiếp giáp vùng biển rộng có nguồn lợi hải sản phong phú, có ngư trường trọng điểm Cà Mau – Kiên Giang.

    + Bờ biển dài (hơn 700 km) có nhiều cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn. Nội địa có nhiều mặt nước của sông rạch, ao, hồ thích hợp để nuôi thủy sản nước ngọt.

    + Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động thuận lợi để nuôi trồng, đánh bắt quanh năm.

    + Lũ hàng năm ở sông Mê Công đem lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to lớn.

    + Nguồn thủy sản tự nhiên phong phú, đa dạng: tôm, cá, cua biển, nghêu, sò huyết…

    + Nguồn thức ăn khá dồi dào từ trồng trọt, chăn nuôi.

    + Nguồn lao động đông và năng động, dân cư có truyền thống, nhiều kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản.

    câu 4

    II.  CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM

    1. Công nghiệp khai thác nhiên liệu

    Công nghiệp khai thác than phân bố chủ yếu ờ vùng than Quảng Ninh, gần đây mỗi năm sản xuất khoảng từ 15 đến 20 triệu tấn. Than được khai thác lộ thiên là chính, còn lại là khai thác hầm lò.

    •Các mỏ dầu khí hiện nay được phát hiện và khai thác chủ yếu ờ vùng thềm lục địa phía Nam. Hàng trăm triệu tấn dầu và hàng tỉ mét khối khí đã được, khai thác. Dầu thô là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay.

    Hãy xác định trên hình 12.2 các mò than và dầu khí đang được khai thác.

    2. Công nghiệp điện

    Công nghiệp điện ở nước ta bao eổm nhiệt điện và thuỳ điện. Hiện nay, mồi năm đã sản xuất trên 40 ti kWh và sản lượng điện ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu cúa nền kinh tế. Các nhà máy thuỷ điện lớn là Hoà Bình, Y-a-ly, Trị An,… Nhà mảy thuỷ điện Sơn La đang xây dựng sẽ là nhà máy thuỷ điện Jớn nhất nước ta. Tổ hợp nhiệt điện lớn nhất là Phú Mỹ (tinh Bà Rịa – Vũng Tàu) chạy bằng khí. Nhà máy nhiệt điện Phả Lại là nhà máy nhiệt điện chạy bằng than lớn nhất cả nước.

    3. Một sô ngành công nghiệp nặng khác.

    Công nghiệp cơ khí – điện tử là ngành có cơ cấu sản phẩm hết sức đa dạng. Các trung tâm công nghiệp cơ khí – điện tử lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Ngoài ra là các trung tâm Thái Nguyên, Hải Phòng, Vinh, Biên Hoà, cần Thơ,…

    Công nghiệp hoá chất có sản phẩm được sừ dụng rộng rãi trong sản xuất và sinh hoạt. Các trung tâm công nghiệp hoá chất lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà (Đồng Nai), Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì – Lâm Thao (Phú Thọ)…

    Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng có cơ cấu khá đa dạng. Các nhà máy xi măng lớn, hiện đại đã được xây dựng, tập trung nhất là ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp tập trung ở ven các thành phố lớn, nơi có nhu cầu lớn về các loại sản phẩm náy.

    4.  Công nghiệp chế biến luơng thực thực phẩm

    Đây là ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. Các phân ngành chính là :

    – Chế biến sản phẩm trồng trọt (xay xát, sản xuất đường, rượu, bia, nước ngọt, chê biến chè, thuốc lá, cà phê. dầu thực vật).

    – Chế biến sản phầm chăn nuôi (chế biến thịt, trứng, sữa), thực phẩm đông lạnh, đồ hộp,…

    – Chế biến thủy sản (làm nước mắm, sấy khô, đông lạnh,…).

    Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phân bổ rộng khắp cả nước. Tập trung nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hoà, Đà Nằng.

    5. Công nghiệp dệt may

    Là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng cùa nước ta, công nghiệp dệt may dựa trên ưu thế vê nguồn lao động rẻ. Các sản phẩm của ngành may đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới và là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Các trung tâm dệt may lớn nhất cả nươc là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nằng, Nam Định,…

    câu 5

    a) Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực

    – Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hoá khác nhau lan toả theo nhiều hướng dọc các tuyến giao thông huyết mạch.

    + Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng).

    + Đáp Cầu – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hoá học).

    + Đông Anh – Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim).

    + Việt Trì – Lâm Thao (hoá chất, giấy).

    + Hoà Bình – Sơn La (thủy điện).

    + Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hoá (dệt – may, điện, vật liệu xây dựng).

    – Ở Nam Bộ hình thành một dải công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như TP. Hồ Chí Minh Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.

    – Dọc theo Duyên hải miền Trung có các trung Lâm công nghiệp như Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang…

    – Ở những khu vực còn lại, nhất là vùng núi, công nghiệp phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc.

    b) Nguyên nhân của sự phân hóa

    Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta là kết quả tác động của hàng loạt nhân tố.

    – Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lí thuận lợi.

    – Ở trung du và miền núi còn gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trong, đặc biệt là giao thông vận tải.

    Trả lời

Viết một bình luận