Giai cấp xã hội làđề cập đến các thứ bậc khác nhau phân biệt giữa các cá nhân hoặc các nhóm người trong cácxã hộihoặc các nềnvăn hóa. Các sử gia và các nhà xã hội học coi giai cấp là phổ quát (là sự phổ biến), mặc dù những điều xác định giai cấp là rất khác nhau từ xã hội này đến xã hội khác. Thậm chí ngay cả trong một xã hội, các cá nhân khác nhau hoặc những nhóm người khác nhau cũng có rất nhiều ý tưởng khác nhau về những điều gì làm nên thứ bậc cao hay thấp trong trật tự xã hội.
TheoMarxvàLenin, giai cấp là nhữngtập đoànngười to lớn, khác nhau về địa vị của họ trong mộthệ thốngsản xuấtxã hội nhất định tronglịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối vớitư liệu sản xuấtvàphân công lao động, về vai trò của họ trong những tổ chứclao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải ít hoặc nhiều mà họ được hưởng.
TheoHồ Chí Minh, tất cả của cảivật chấttrongxã hội, đều docông nhânvànông dânlàm ra. Nhờ sức lao động của công nhân và nông dân, xã hội mới sống còn và phát triển. Nhưng đa sốngười lao độngthì suốt đời nghèo khó, mà thiểu số người không lao động thì lại hưởng thụthành quả lao độngđó. Đó là do một số ít người đã chiếm làm tư hữu nhữngtư liệu sản xuấtcủa xã hội. Họ có tư liệu sản xuất nhưng họ không làm lụng, họ bắt buộc người khác làm cho họ hưởng. Do đó mà có giai cấp. Những người chiếm tư liệu sản xuất không làm mà hưởng, làgiai cấp bóc lộthaygiai cấp tư sản. Những người không sở hữu tư liệu sản xuất làgiai cấp vô sản, trong giai cấp đó, những người lao động mà không được hưởnggiá trị thặng dưvà thành quả lao động làgiai cấp bị bóc lộthaygiai cấp công nhân.[1]
có ba giai cấp tầng lớp
1 nông dân
2 vua
3 nô lệ
Giai cấp xã hội là đề cập đến các thứ bậc khác nhau phân biệt giữa các cá nhân hoặc các nhóm người trong các xã hội hoặc các nền văn hóa. Các sử gia và các nhà xã hội học coi giai cấp là phổ quát (là sự phổ biến), mặc dù những điều xác định giai cấp là rất khác nhau từ xã hội này đến xã hội khác. Thậm chí ngay cả trong một xã hội, các cá nhân khác nhau hoặc những nhóm người khác nhau cũng có rất nhiều ý tưởng khác nhau về những điều gì làm nên thứ bậc cao hay thấp trong trật tự xã hội.
Theo Marx và Lenin, giai cấp là những tập đoàn người to lớn, khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với tư liệu sản xuất và phân công lao động, về vai trò của họ trong những tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải ít hoặc nhiều mà họ được hưởng.
Theo Hồ Chí Minh, tất cả của cải vật chất trong xã hội, đều do công nhân và nông dân làm ra. Nhờ sức lao động của công nhân và nông dân, xã hội mới sống còn và phát triển. Nhưng đa số người lao động thì suốt đời nghèo khó, mà thiểu số người không lao động thì lại hưởng thụ thành quả lao động đó. Đó là do một số ít người đã chiếm làm tư hữu những tư liệu sản xuất của xã hội. Họ có tư liệu sản xuất nhưng họ không làm lụng, họ bắt buộc người khác làm cho họ hưởng. Do đó mà có giai cấp. Những người chiếm tư liệu sản xuất không làm mà hưởng, là giai cấp bóc lột hay giai cấp tư sản. Những người không sở hữu tư liệu sản xuất là giai cấp vô sản, trong giai cấp đó, những người lao động mà không được hưởng giá trị thặng dư và thành quả lao động là giai cấp bị bóc lột hay giai cấp công nhân.[1]