GIÚP EM NHA MAI EM CẦN
Câu 1: Trong các câu tục ngữ dưới đây, câu nào không có yếu tố biện chứng?
A. Đánh bùn sang ao. B. Môi hở răng lạnh.
C. Tre già măng mọc. D. An cư lạc nghiệp.
Câu 2: Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào là nội dung.
A. Khái niệm vấn đề cơ bản của Triết học.
B. Mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của Triết học.
C. Vấn đề cơ bản của Triết học.
D. Mặt thứ hai vấn đề cơ bản của Triết học.
Câu 3: Học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới được gọi là
A. nhân sinh quan. B. khoa học xã hội.
C. phương pháp luận. D. thế giới quan.
Câu 4: Chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm phát triển là
A. sự chuyển hóa từ cái cũ sang cái mới.
B. chất của sự vật không thay đổi trong quá trình vận động và phát triển.
C. vận động đi lên, cái mới ra đời thay thế và kế thừa cái cũ.
D. sự lớn lên, to ra, nhiều hơn của mọi sự vật, hiện tượng.
Câu 5: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý kiến nào dưới đây là đúng?
A. Sự vật và hiện tượng trong xã hội lặp đi lặp lại.
B. Sự vật và hiện tượng không biến đổi.
C. Sự vật và hiện tượng biến đổi phụ thuộc vào con người.
D. Sự vật và hiện tượng luôn không ngừng biến đổi.
Câu 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng là
A. cái mới ra đời lạc hậu hơn cái cũ
B. cái mới ra đời giống như cái cũ
C. cái mới ra đời tiến bộ, hoàn thiện hơn cái cũ
D. cái mới ra đời thay thế cái cũ
Câu 7: Cặp khái niệm nào dưới đây nói đến hai mặt đối lập trong kinh tế?
A. Tiến bộ – lạc hậu. B. Tăng trưởng – phát triển.
C. Tài nguyên – chính sách. D. Sản xuất – tiêu dùng.
Câu 8: Nguyên nhân tạo nên sự suy thoái hay tiến bộ của nền đạo đức xã hội theo quan điểm của Triết học là sự đấu tranh giữa
A. pháp luật và đạo đức. B. phong tục và tập quán.
C. cái thiện và cái ác. D. cái được và cái mất.
Câu 9: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, các mặt đối lập do đâu mà có?
A. Do ý thức, cảm giác của con người tạo ra.
B. Do ý niệm tuyệt đối sinh ra.
C. Là vốn có của thế giới vật chất.
D. Do các sự vật, hiện tượng quy định lẫn nhau.
Câu 10: Dân gian có câu “Góp gió thành bão”, câu nói đó thể hiện quan niệm gì?
A. Chất của sự vật thay đổi .
B. Lượng của sự vật thay đổi.
C. Tích lũy về lượng để thay đổi về chất.
D. Nhiều cái nhỏ sẽ thành một cái to.
1A 2C 3B 4C 5D 6C 7D 8D 9D 10C