GIÚp em soạn văn Lời văn Đoạn văn tự sự ạ soạn một cách ngắn gọn và dễ hiểu ạ

GIÚp em soạn văn Lời văn Đoạn văn tự sự ạ soạn một cách ngắn gọn và dễ hiểu ạ

0 bình luận về “GIÚp em soạn văn Lời văn Đoạn văn tự sự ạ soạn một cách ngắn gọn và dễ hiểu ạ”

  1. 1)

    Đoạn 1 gồm hai câu, mỗi câu giới thiệu hai ý rất cân đôi, đầy đủ về nhân vật:

    + Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Một ý về Hùng Vương, một ý về Mị Nương.

    + Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. Một ý về tình cảm, một ý về nguyện vọng.

    Cách giới thiệu như vậy hàm ý đề cao, khẳng định: Người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu, yêu thương… hết mực, muốn kén… một người chồng thật xứng đáng.

    Đoạn 2 gồm 6 câu. Câu 1 giới thiệu chung, câu 2, 3 giới thiệu một người, câu 4, 5 giới thiệu một người, câu 6 kết lại rất chặt chẽ.

    Câu văn giới thiệu nhân vật trong đoạn thường theo kiểu: c có V hoặc có V; Người ta gọi là…

    2)

    Đoạn văn đã dùng những từ để chỉ hành động của nhân vật:

    + Thuỷ Tinh: Đến muộn, không lấy được Mị Nương, đem quân đuổi theo Sơn Tinh.

    + Hô mưa, gọi gió, làm giông bão, dáng nước đánh, nước ngập, nước dâng…

    –   Các hành động được kể theo thứ tự trước sau, nguyên nhân – kết quả, thời gian.

    –  Lời kể trùng điệp có tác dụng thể hiện rõ cuộc tấn công của Thần nước thật nhanh chóng và khủng khiếp, gây ấn tượng dữ dội cho người đọc.

    3)

    a)   Ý chính của mỗi đoạn văn và câu biểu đạt ý chính:

    Đoạn 1: Vua Hùng kén rể -> Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

    Đoạn 2: Hai thần đến cầu hôn -> Một hôm có hai chàng đến cầu hôn.

    Đoạn 3: Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh -> Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng dùng nổi giận đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương.

    Người ta gọi đó là câu chủ đề vì nó mang ý chính của toàn đoạn văn.

    Để dẫn đến ý chính, người kể đã dẫn dắt từng bước các ý phụ rất hợp lí. Câu sau tiếp câu trước, làm rõ ý hoặc nối tiếp hành động, hoặc nếu kết quả của hành động.

    (Chép sách giải :))  )

    Lt:

    Bài 1: 

    Đoạn a: Ý chính của đoạn thể hiện ở câu ”Cậu chăn bò rất giỏi” cái ý giỏi ấy được thể hiện qua nhiều ý phụ như:

    Chăn suốt ngày từ sáng đến tối.

    Dù nắng mưa như thế nào, bò đều được ăn no căng bụng.

    Đoạn b: Ý chính nói hai cô chị ác, hay hắt hủi Sọ Dừa, cô út hiền lành, đối xử với Sọ Dừa tử tế. Ý này được dẫn dắt, giải thích từ chỗ: “Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả”, nghĩa là do thiếu người, con gái phú ông cũng phải làm việc đưa cơm cho Sọ Dừa.

    Đoạn c: Ý chính của đoạn: Tính cô Dần còn trẻ con lắm. Các câu sau nói rõ cái tính trẻ con ấy biểu hiện như thế nào.

    Bài 2: Đọc hai câu văn sau, theo em, câu nào đúng, câu nào sai?

    a)   Người gác rừng cưỡi ngựa, lao vào bóng chiều, nhảy lẽn lưng ngựa, đóng chắc yên ngựa.

    b)  Người gác rừng đóng chắc yên ngựa, nhảy lên lưng ngựa, rồi lao vào bóng chiều.

     Câu a sai, câu b đúng.

    Câu a sai vì không đảm bảo sự mạch lạc (lộn xộn): không thể cưỡi ngựa rồi mới nhảy lên lưng.

    –   Câu b đúng vì đúng mạch lạc.

    Bài 3: Hãy viết câu giới các thiệu nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh.

    c là V: Thánh Gióng là vị anh hùng chiến thắng giặc ngoại xâm đầu tiên của dân tộc ta.

    c – V: Lạc Long Quân, chồng bà Au Cơ, từng diệt Ngư Tinh, Hồ Tinh giúp dân an cư lạc nghiệp.

    c có V: Thời Trần có danh y nổi tiếng Tuệ Tĩnh luôn hết lòng vì người bệnh.

    Bài 4 thường thường cô sẽ ko cho làm nên mik ko làm nha.

    Bình luận
  2. Câu 1 (trang 37 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Sự việc trong văn tự sự

    a.

    – Sự vệc khởi đầu: (1)

    – Sự việc phát triển: (2, 3, 4, 5)

    – Sự việc cao trào: (6)

    – Sự việc kết thúc: (7)

    Các sự việc xảy ra theo một trình tự thời gian, nguyên nhân dẫn đến kết quả.

    b. – Các yếu tố trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:

    + do ai làm: Sơn Tinh, Thủy Tinh.

    + ở đâu: thành Phong Châu, núi Tản Viên, miền biển.

    + lúc nào: đời vua Hùng mười tám.

    + nguyên nhân: tranh chấp cùng cầu hôn con gái vua của hai chàng trai.

    + diễn biến: Sơn Tinh đến trước lấy được vợ, Thủy Tinh đến sau tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.

    + kết quả: Sơn Tinh thắng, từ đó hằng năm Thủy Tinh đều dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.

    – Không thể xóa bỏ thời gian, địa điểm, việc Sơn Tinh có tài, việc vua ra điều kiện kén rể. Vì nếu mất đi một trong số các yếu tố đó, câu chuyện sẽ thiếu thông tin, không rõ ràng, không cụ thể.

    – Thủy Tinh nổi giận là có lí. Không lấy được Mị Nương, mà sính lễ vua yêu cầu là những thứ dễ tìm trên mặt đất, bất lợi cho Thủy Tinh (có lẽ ngay từ đầu nhà vua đã yêu mến Sơn Tinh hơn).

    c. – Sự việc thể hiện mối thiện cảm của người kể với Sơn Tinh và vua Hùng: Sơn Tinh được kể về tài lạ trước; Sơn Tinh lấy được vợ và chiến thắng; vua Hùng không tự đề ra cách chọn rể mà có bàn bạc với Lạc hầu.

    – Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh hai lần thể hiện ý nghĩa luôn chiến thắng thiên tai của con người.

    – Không thể cho Thủy Tinh thắng. Vì sẽ làm mất đi ý nghĩa của truyện.

    – Không thể xóa bỏ sự việc “Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước…” vì đó là sự việc giải thích sự xuất hiện của lũ.

    Câu 2 (trang 38 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Nhân vật trong văn tự sự

    a. – Nhân vật chính và được nói tới nhiều nhất là Sơn Tinh, Thủy Tinh.

    – Vua Hùng, Mị Nương, các Lạc hầu là các nhân vật phụ nhưng rất cần thiết, không thể bỏ.

    b. Các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được kể:

    • Vua Hùng: đời vua thứ mười tám – kén rể, bàn bạc với Lạc hầu
    • Sơn Tinh: Sơn Tinh – vùng núi Tản Viên- vẫy tay… dời núi, tìm được lễ vật trướccầu hôn, ngăn lũ
    • Thủy Tinh: miền biển – hô mưa gọi gió- cầu hôn, dâng nước gây lũ
    • Mị Nương: con gái Vua Hùng – đẹp người đẹp nết – theo Sơn Tinh về
    • Lạc hầu: bàn bạc
    Bình luận

Viết một bình luận