Giúp em với ạ
1/Trình bày Âu lạc từ thế kỉ thứ hai TCN đến thế kỉ thứ nhất TCN
2/ Chính sách chính trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc với nước ta
3/ Cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng
4/ kết quả ý nghĩa cuộc chiến đấu LÝ BÍ
5/ Hai bà Trưng đã làm gì sao khi độc lập
Câu 1:
– Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
– Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia lại thành ba quận: Giao Chỉ, cửu Chân và Nhật Nam (bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đến Quảng Nam ngày nay), gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu{2) Giao. Thủ phủ của châu Giao được đặt ở Luy Lâu (Thuận Thành – Bắc Ninh). Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là Thái thú coi việc chính trị, Đô uý coi việc quân sự. Những viên quan này đều là người Hán. Dưới quận là huyện, các Lạc tướng vẫn trị dân như cũ.
– Nhân dân châu Giao, ngoài việc phải nộp các loại thuế nhất là thuế muối, thuế sắt…, hằng năm phải lên rừng, xuống biển tìm kiếm những sản vật quý như ngà voi, sừng tê, ngọc trai, đồi mồi… để cống nạp cho nhà Hán. Nhà Hán lại đưa người Hán sang ở các quận Giao Chỉ, cửu Chân và bắt dân ta phải theo phong tục của họ.
– Năm 34, Tô Định được cử sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tên này ra sức đàn áp và vơ vét của cải của dân ta, khiến cho dân ta càng thêm khổ cực.
Câu 2:
* Về tổ chức bộ máy cai trị:
– Chia nước ta thành các quận, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.
– Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.
* Chính sách bóc lột về kinh tế:
– Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.
– Cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn điền.
– Nắm độc quyền muối và sắt.
– Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.
* Chính sách đồng hóa về văn hóa:
– Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho => Nho giáo chỉ có ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.
– Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.
– Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.
* Đối với các cuộc đấu tranh của nhân dân ta: chính quyền đô hộ áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp.
Câu 3:
Hỏi về diễn biến à hay gì khác?
Câu 4:
* Kết quả :
– Lý Bí lên ngôi hoàn đế ( Lý Nam Đế ) vào mùa xuân năm 544.
– Đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch, lập triều đình với 2 ban văn võ.
* Ý nghĩa:
Cuộc khởi nghĩa Lý Bí cho ta thấy đượcc lòng yêu nước, sự quyết giành lại độc lập, tự do của đất nước ta trong lòng mỗi người dân. Đồng thời khi Lý Bí lên ngôi hoàng đế còn cho thấy rằng nước ta đã là một nước độc lập, có dân, có vua và có hạnh phúc, ấm no.
Câu 5:
– Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh.
– Bà phong chức tước cho những người có công, tổ chức lại chính quyền, xá thuế 2 năm, bãi bỏ luật pháp nhà Hán
Chúc bạn học tốt!