GIÚP MÌNH VỚI :( Từ những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật trữ tình trong tình huống đặc biệt, “Ánh trăng” của Nguyễn Duy đã gửi đến người đọc thông đ

GIÚP MÌNH VỚI 🙁
Từ những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật trữ tình trong tình huống đặc biệt, “Ánh trăng” của Nguyễn Duy đã gửi đến người đọc thông điệp sâu sắc về lối sống ơn nghĩa, thuy chung cùng quá khứ. Bằng một đoạn văn viết theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp khoảng 12 câu, em hãy làm rõ nội dung trên. Trong đoạn có sử dụng lời dẫn gián tiếp và câu bị động (gạch chân và chủ thích rõ lời dẫn gián tiếp và câu bị động).

0 bình luận về “GIÚP MÌNH VỚI :( Từ những cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật trữ tình trong tình huống đặc biệt, “Ánh trăng” của Nguyễn Duy đã gửi đến người đọc thông đ”

  1. Nguyễn Duy là một trong những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Ông là một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ yêu nước thời kháng chiến chống mỹ. Sau giải phóng, ông tiếp tục bền bỉ sáng tác sau ngày đất nước giải phóng. Thơ Nguyễn Duy nhiều bài có cái ngang tàng nhưng vẫn trầm tĩnh và giàu chiêm nghiệm vì thế cứ ngấm vào người đọc và trong cái đà ngấm ấy có lúc khiến người ta phải giật mình suy nghĩ. Bài thơ Ánh trăng thể hiện sâu sắc đặc điểm nghệ thuật ấy của ông.

    Khổ 1: Hình ảnh vầng trăng gắn với tuổi thơ tươi đẹp và hình ảnh vầng trăng trong chiến đấu nghĩa tình, thủy chung

    Bài thơ mang dáng đấp một câu chuyện được kể theo trình tự thời gian. Trong đó, “ánh trăng” là hình ảnh xuyên suốt và giàu ý nghĩa. Tác phẩm bắt đầu bằng những hồi ức thơ ấu của tác giả:

    “Hồi nhỏ sống với đồng
    với sông rồi với biển”.

    Từ “với” được lặp lại đến ba lần, thể hiện mạnh mẽ sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người. Cánh đồng, dòng sông, biển cả là những hình ảnh quen thuộc, gần gũi, thân thương. Đó chính là biểu tượng của quê hương máu thịt, nơi in dấu biết bao kỉ niệm hồn nhien, tinh nghịch tuổi thơ.

    Bốn câu thơ ấy đã thể hiện một cách ấn tượng sự vận động của các hình ảnh. Phải chăng con người khi đã lớn lên thì gắn bó “với đồng” – biểu hiện của một tâm hồn trong sáng, điềm tĩnh. Rồi khi bước chân đi xa hơn đến “với sông”, rồi “với bể” – biểu hiện của sự trưởng thành và khát vọng vươn xa?

    Do hoàn cảnh lịch sử của dân tộc, con người bước vào cuộc chiến má lửa với kẻ thù, vầng trăng vẫn luôn kề cận, cùng con người đến mọi nẻo đường:

    “hồi chiến tranh ở rừng
    vầng trăng thành tri kỷ”.

    Những người bạn rất thân, hiểu con người như hiểu chính mình nên mới gọi nhau là tri kỉ. Vầng trăng với người lính trong những năm tháng chiến đấu ở rằng là người bạn tri kỉ tâm giao. Người chiến sĩ thường ngồi bên nhau dưới ánh trăng thanh hay hành quân dưới bầu trời trăng.

    Trăng soi bước chân người đi, cùng chia sẻ hiểm nguy, gian khổ; cùng chiến đấu và chiến thắng. Vầng trăng trong sáng tinh khiết kia còn là biểu tượng cho lý tưởng và tâm hồn cao đẹp của con người. Tâm hồn ấy được nuôi dưỡng từ ấu thơ, được tôi luyện trong cuộc chiến hào hùng cảu dân tộc.

    Khổ 2: Cảm nhận của nhà thơ về vầng trăng nghĩa tình

    Sang khổ thơ thứ hai, hình ảnh vầng trăng càng hiện rõ

    “Trần trụi với thiên nhiên
    hồn nhiên như cây cỏ”.

    Trăng có vẻ đẹp vô cùng bình dị. Việc dùng hai tính từ kép “trần trụi” và “hồn nhiên” ở đầu dòng thơ là một chủ định của tác giả. Chính điều đó đã tạo nên một sự khái quát thật mạnh mẽ và giàu cảm xúc, vẻ đẹp vô tư , hồn nhiên. Trăng tượng trưng vẻ đẹp tiên nhiên nên trăng đã hòa vào thiên nhiên, hòa vào cây cỏ. Vầng trăng ấy cũng gắn bó với con người bằng một tình cảm mộc mạc, thủy chung. Ai có thể quên được người bạn tri kỉ ấy?

    “ngỡ không bao giờ quên
    cái vầng trăng tình nghĩa”

    “Vầng trăng tình nghĩa” ấy đâu chỉ là thiên nhiên thơ mộng, mát lành. Đó còn là biểu tượng của quá khứ nghĩa tình, một thời kỉ niệm của cuộc sống gắn bó, hồn nhiên, trong sáng, một thời chiến tranh lửa đạn, nguy hiểm vẫn bên nhau

    Khổ 3: Hình ảnh vầng trăng trong hiện tại và sự vô tình của con người

    Cuộc chiến tranh thần thánh kết thúc, hoàn cảnh sống của con người cũng đổi thay:

    “Từ hồi về thành phố
    quen ánh điện cửa gương”

    Con người sống trong một môi trường hoàn toàn khác: “ánh điện” “cửa gương”. Sự ồn ã của phố phường, những công việc của mưu sinh tốt đẹp trước kia giờ đã phai mờ. “Vầng trăng tình nghĩa” năm nào giờ đã bị lãng quên. Người bạn tri kỷ ấy trở thành “người dưng”. Một so sánh khiến người đọc xót xa:

    “Vầng trăng đi qua ngõ
    như người dưng qua đường”.

    Trăng được nhân hóa, lặng lẽ bước đi. Trăng thành “người dưng” chẳng còn ai nhớ, chẳng còn ai hay. Giọng thơ trở nên sâu lắng, trầm buồn đến xa xót!

    Khổ 4: Sự cố bất ngờ khiến con người nhận ra sự vô tình của mình

    “Bi kịch” của tác phẩm bùng nổ bởi hai câu thơ rất thực, thực hơn cả câu nói thường:

    “Thình linh đèn điện tắt
    phòng buyn – đinh tối om”.

    “Đèn điện”, “phòng buyn – đinh” là những hình ảnh tượng trưng cho cái thực vật chất mà con người bị cuốn vào. Nhưng chúng vô cùng thờ ơ, vô cảm với con người. “Đèn điện” thì “thình lình” tắt, “phòng buyn – đinh” thì “tối om”. Chúng chẳng bao giờ là “tri kỷ”, “tình nghĩa” đối với con người cả. Điều gì sẽ cứu con người ra khỏi cảnh “tối om” ấy hay con người cả. Điều gì sẽ cứu con người ra khỏi cảnh “tối om” ấy hay con người sẽ bị chết đắm trong bóng tối lạnh lẽo đó?

    “vội bật tung của sổ
    đột ngột vầng trăng tròn”.

    Hành động “bật tung cửa sổ” như một bản năng không chuẩn bị trước. Cảm giác “đột ngột” cho ta thấy rằng con người trong cuộc thực sự không biết gì đang đợi mình bên ngoài. Anh ta chẳng hề biết rằng người bạn “tri kỷ”, “tình nghĩa”, người mà con người coi như “người dưng” vẫn cứ đang sẵn sàng có mặt. Vầng trăng ấy không bao giờ bỏ rơi con người, dù họ có vô tình lãng quên. Hình ảnh này đã chứng tỏ tính vị tha, chất bền vững trong sâu thẳm nguồn cội tâm hồn Việt. Khổ thơ này tạo ấn tượng rất đặc biệt với toàn bộ bài thơ.

    Khổ 5. Cảm xúc của tác giả khi gặp lại “cố nhân” giữa thị thành

    Trăng xưa như đã đến với người. vẫn tròn, vẫn đẹp, vẫn thủy chung. Người ngắm trang rồi bang khuân suy ngẫm:

    “Ngửa mặt lên nhìn mặt
    có cái gì rung rung”.

    Con người đang “mặt đối mặt” với trăng, với những giá trị tinh thần mình đã lãng quên, khước từ. Hai “mặt” ấy mãi là một, không thể tách rời và cũng chưa từng tách rời. Chỉ có con người cắm cúi vào những vật chất, phồn hoa tầm thường mà quên mất thôi. Từ láy “rưng rưng” đã thể hiện sâu sắc cảm giác con người lúc này. Vì lẽ gì mà con người “rưng rưng”, nếu không phải là:

    “như là đồng là bể
    như là sông là rừng”.

    Điệp ngữ “như là” lập lại bốn lần. Bốn hình ảnh thân thương chợt hiện về trong ký ức: “đồng”, “bể”, “sông”. Sự láy lại những hình tượng quá khứ đã làm sáng tỏ những gì con người đang cảm nhận lại được. Cái kí ức nghĩa tình ấy, vẻ đẹp thân thương ấy không bao giờ mất đi. Nó chỉ lặng lẽ sống trong tâm hồn con người mà thôi.

    Khổ 6: Suy ngẫm của nhà thơ về tình đời, tình người và lời nhắc nhở trách nhiệm đối với quá khứ

    Trăng cứ vẹn nguyên, chung thủy khiến người đọc cũng ngỡ ngàng, cức động:

    “Trăng cứ tròn vành vạnh
    kể chi người vô tình”.

    Mặc cho người “vô tình” vầng trăng vẫn tròn “tròn vành vạnh”, độ lượng, bao dung. Hay nói khác đi, những giá trị bền vững, thần thiết vẫn luôn bao bọc, che chở cho con người một cách vô hình. Khi con người quay về với cội nguồn tinh thần, họ mới nhận ra mình đã bỏ phí quá nhiều điều vô giá:

    “Ánh trăng im phăng phắc
    đủ cho ta giật mình”.

    Ánh trăng như người bạn, nhân chứng nghĩa tình đang nghiêm khắc nhắc nhở con người. Cái “im phăng phắc” ấy giống như một người dẫn đường nghiêm khắc chỉ vào cái quá khứ nghĩa tình mà con người tự đánh mất, tự bỏ quên… Hai chữ “giật mình” ở cuối bài thơ như một sám hối một sự tự cảnh tỉnh chính mình của con người.

    Cất lên như một lời nhắc nhỏ, bài thơ không còn có ý nghĩa đối với một lớp người, một thế hệ vừa mới đi qua cuộc chiến tranh mà còn có ý nghĩa đối với nhiều người khác. Nó đã đặt ra một thái độ sống với quá khứ, với những người đã khuất với cả chính mình. Đừng bao giờ lãng quên quá khứ, hãy thủy chung với nghĩa tình đẹp đẽ, bình dị của đất nước, của nhân dân. Đó chính là điều tác giả muốn gởi gắm trong bài thơ.

    “Ánh trăng” của Nguyễn Duy đã gây xúc động nhiều thế hệ độc giả bởi cách diễn đạt bình dị, chân thành. Giọng thơ trầm tĩnh, sâu lắng. Từ thơ bất ngờ, mới lạ. tác phẩm như một lời tâm sự, nhắc nhở về tình nghĩa thủy chung, bài học đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” sâu sắc, khiến người đọc phải giật mình, suy nghĩ nhìn lại bản thân.

    Bình luận

Viết một bình luận