Giúp mình vs ạ Lập dàn ý bài thơ tỏ lòng Lập dàn ý bài thơ cảnh ngày hè Mk cảm ơn ạ

Giúp mình vs ạ
Lập dàn ý bài thơ tỏ lòng
Lập dàn ý bài thơ cảnh ngày hè
Mk cảm ơn ạ

0 bình luận về “Giúp mình vs ạ Lập dàn ý bài thơ tỏ lòng Lập dàn ý bài thơ cảnh ngày hè Mk cảm ơn ạ”

  1. Tỏ lòng

    I. Mở bài

    – Giới thiệu tác giả Phạm Ngũ Lão: Là người văn võ toàn tài, để lại cho đời hai tác phẩm Thuật hoài (Tỏ lòng) và Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương.

    – Giới thiệu bài thơ Tỏ lòng:

    + Ra đời sau những chiến thắng vẻ vang của quân và dân nhà Trần đánh đuổi quân Nguyên Mông xâm lược.

    + Bài thơ làm sống dậy khí thế của thời đại với niềm vui, niềm tự hào. Đồng thời cũng thể hiện ý thức làm người và chí hướng lập công của nam nhi.

    II. Thân bài

    1. Hào khí Đông A qua hình tượng trang nam nhi và sức mạnh quân đội nhà Trần.

    a. Hình tượng trang nam nhi nhà Trần (câu 1)

    – Tư thế “hoành sóc”: Múa giáo

    + Bản dịch nghĩa dịch “cắp ngang ngọn giáo” diễn đạt sự vững trãi, kiên cường, uy dũng, tư thế sẵn sàng chiến đấu của người lính.

    + Bản dịch thơ dịch thành “múa giáo”: Thiên về phô trương biểu diễn, không thể hiện sức mạnh nội lực vì vậy không truyền tải được ý nghĩa hình ảnh thơ trong nguyên tác.
     
    – Không gian “giang sơn”: Không chỉ là sông núi mà còn chỉ non sông, đất nước, tổ quốc.

    → Không gian vũ trụ rộng lớn để nam nhi nói chí tỏ lòng

    – Thời gian “kháp kỉ thu”: mấy thu – mấy năm

    → Thời gian trải dài, thể hiện quá trình bền bỉ chiến đấu lâu dài.

    ⇒ Chính thời gian, không gian đã nâng cao tầm vóc của người anh hùng vệ quốc, họ trở nên lớn lao kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ, trời đất, bất chấp sự tàn phá của thời gian họ vẫn luôn bền bỉ cùng nhiệm vụ.

    b. Sức mạnh của quân đội nhà Trần (Câu 2)

    – “Tam quân”: Ba quân – tiền quân, trung quân, hậu quân. Hình ảnh chỉ quân đội nhà Trần.

    – Sức mạnh của quân đội nhà Trần: “tì hổ”, khí thôn ngưu”

    + Quân đội được so sánh với “tì hổ” – hổ báo: loài mãnh thú chốn rừng sâu qua đó cụ thể hóa sức mạnh và sự dũng mãnh, khí thế hừng hực làm chủ của quân đội nhà Trần.

    + Tác giả làm rõ sức mạnh ấy bằng hình ảnh “khí thôn ngưu”: Là biểu tượng chỉ người trẻ tuổi mà khí phách anh hùng.

    → Với các hình ảnh so sánh, phóng đại, tác giả đã thể hiện sự ngợi ca, tự hào về sức mạnh, khí thế của quân đội nhà Trần đập tan âm mưu xâm lược của kẻ thù.

    ♦ Tiểu kết:

    – Nội dung:

    + Hai câu thơ đầu làm sống dậy thời đại nhà Trần với hào khí Đông A vang núi dậy sông bằng hình ảnh của những người anh hùng vệ quốc tư thế hiên ngang, kiêu dũng tầm vóc sánh ngang tầm vũ trụ cùng lực lượng quân đội hùng hậu khí thế ngút trời.

    + Ẩn sau đó là niềm tự hào của tác giả về sức mạnh và chiến công của dân tộc. Đó là biểu hiện của lòng yêu nước

    – Nghệ thuật:

    + Bút pháp gợi, không tả, kể chi tiết

    + Sử dụng các hình ảnh ước lệ: Kháp kỉ thu, tì hổ, khí thôn ngưu

    + Sử dụng các biện pháp so sánh, ước lệ độc đáo

    2. Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão

    – Nợ công danh: Theo quan niệm nhà Nho, đây là món nợ lớn mà một trang nam nhi khi sinh ra đã phải mang trong mình.

    + Nó gồm 2 phương diện: Lập công (để lại chiến công, sự nghiệp), lập danh (để lại danh thơm cho hậu thế). Kẻ làm trai phải làm xong hai nhiệm vụ này mới được coi là hoàn trả món nợ.

    + Liên hệ với Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ. Họ đều là những người trăn trở về món nợ công danh.

    – Phạm Ngũ Lão quan niệm: Thân nam nhi mà không lập được công danh sự nghiệp thì “luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”.

    + Thẹn: Tự cảm thấy mình chưa bằng người khác, cảm giác thua kém, xấu hổ

    + Vũ Hầu: Tức Khổng Minh là tấm gương về tinh thần tận tâm tận lực báo đáp chủ tướng. Hết lòng trả món nợ công danh đến hơi thở cuối cùng, để lại sự nghiệp vẻ vang và tiếng thơm cho hậu thế.

    + Phạm Ngũ Lão: Con người từ thuở hàn vi vì lo việc nước quên sự nguy hiểm của mình, hết lòng phục vụ nhà Trần, được phong tới chức Điện Súy, tước Nội Hầu. Vậy mà ông vẫn cảm thấy hổ thẹn.

    → Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão hết sức cao cả của một nhân cách lớn. Thể hiện khát khao, hoài bão hướng về phía trước để thực hiện lí tưởng.

    → Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão đánh thức ý chí làm trai, chí hướng lập công cho các trang nam tử đời Trần.

    ⇒ Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay: Sống phải có ước mơ, hoài bão, biết vượt qua khó khăn, thử thách để biến ước mơ thành hiện thực, có ý thức trách nhiệm với cá nhân và cộng đồng.

    ♦ Tiểu kết:

    – Nội dung: Hai câu thơ thể hiện nỗi thẹn cao cả của một nhân cách lớn. Qua đó thể hiện tinh thần yêu nước, khích lệ ý chí lập công lập danh của nam nhi đời Trần.

    – Nghệ thuật: Sử dụng điển cố “thuyết Vũ Hầu”, bút pháp gợi kết hợp với bút pháp biểu cảm.

    III. Kết bài

    – Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ

    – Liên hệ với những bài thơ cùng chủ đề yêu nước như Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải), Cảm hoài (Đặng Dung),…

    Cảnh ngày hè

    1. Mở bài

    – Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

    + Nguyễn Trãi một nhà thơ, nhà văn tài năng kiệt xuất của dân tộc, ông đã có nhiều đóng góp lớn cho nền văn học nước nhà

    + Cảnh ngày hè một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và tấm lòng yêu nước thương dân của tác giả.

    2. Thân bài

    – Bức tranh cảnh ngày hè nổi lên với bức tranh thiên nhiên ngày hè rực rỡ:

    + Cây hòe có sức sống mãnh liệt giờ tán là xanh che phủ cả khoảng không gian

    + Sắc đỏ của cây thạch lựu tô đậm thêm cho khung cảnh ngày hè

    + Hương hoa sen tỏa ngát bay theo làn gió

    => Cảnh vật ngày hè tươi tắn tràn đầy sức sống

    – Nghệ thuật ngôn từ được sử dụng:

    + Từ láy: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi…-> Cảnh ngày hè xôn xao, náo nức, không khí rất nhộn nhịp

    + Động từ: rợp, đùn, tiễn đưa khiến cho người đọc thấy được cảm giác sức sống trỗi dậy của cảnh vật mùa hè

    – Nhà thơ đã cảm nhận cái tinh tế, thú vị của ngày hè qua thị giác và thính giác:

    + Nhà thơ nhìn những tán là xanh cây hòe, màu đỏ rực của thạch lựu, tiếng ve kêu ran cả khoảng không gian và hình ảnh người dân làng chài mỗi sớm thức dậy và bóng người kéo lưới buổi chiều ta.

    + Ngày hè cảm nhận qua thính giác khi nhà thơ thấy được hương sen thoảng theo gió

    => Tâm hồn nhà thơ Nguyễn Trãi được hòa vào thiên nhiên, nói lên được tác giả là người rất yêu đời, yêu cuộc sống.

    – Tình yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi:

    + Phong thái ung dung tự tại của nhà thơ khi về ở ẩn không muốn vướng bận đến chuyện quan trường.

    + Những trong thâm tâm ông luôn nghĩ về dân, lo cho dân, lo cho nước, ông luôn khao khát nhân dân được hưởng một cuộc sống thái bình, no đủ.

    + Ca ngợi các đời vua ngự trị anh minh mang đến cuộc sống hạnh phúc, ấm no

    3. Kết bài

    Nhấn mạnh lại tình yêu thiên nhiên của tác giả đồng ca ngợi đức tính tốt đẹp của bậc thi nhân dù xin cáo quan về ở ẩn nhưng vẫn một lòng lo cho sự nghiệp chung đất nước.

    Bình luận
  2. I. Mở bài

    – Giới thiệu tác giả Phạm Ngũ Lão: Là người văn võ toàn tài, để lại cho đời hai tác phẩm Thuật hoài và Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương

    – Giới thiệu bài thơ Tỏ lòng:

         + Ra đời sau những chiến thắng vẻ vang của quân và dân nhà Trần đánh đuổi quân Nguyên Mông xâm lược.

         + Bài thơ làm sống dậy khí thế của thời đại với niềm vui, niềm tự hào. Đồng thời cũng thể hiện ý thức làm người và chí hướng lập công của nam nhi.

    II. Thân bài

    1. Hào khí Đông A qua hình tượng trang nam nhi và sức mạnh quân đội nhà Trần.

    a. Hình tượng trang nam nhi nhà Trần (câu 1)

    – Tư thế “hoành sóc”: Múa giáo

         + Bản dịch nghĩa dịch “cắp ngang ngọn giáo” diễn đạt sự vững trãi, kiên cường, uy dũng, tư thế sẵn sàng chiến đấu của người lính.

         + Bản dịch thơ dịch thành “múa giáo”: Thiên về phô trương biểu diễn, không thể hiện sức mạnh nội lực vì vậy không truyền tải được ý nghĩa hình ảnh thơ trong nguyên tác.

    – Không gian “giang sơn”: Không chỉ là sông núi mà còn chỉ non sông, đất nước, tổ quốc.

    → Không gian vũ trụ rộng lớn để nam nhi nói chí, tỏ lòng

    – Thời gian “kháp kỉ thu”: mấy thu – mấy năm

    → Thời gian trải dài, thể hiện quá trình bền bỉ chiến đấu lâu dài.

    ⇒ Chính thời gian, không gian đã nâng cao tầm vóc của người anh hùng vệ quốc, họ trở nên lớn lao kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ, trời đất, bất chấp sự tàn phá của thời gian họ vẫn luôn bền bỉ cùng nhiệm vụ.

    b. Sức mạnh của quân đội nhà Trần (Câu 2)

    – “Tam quân”: Ba quân –tiền quân, trung quân, hậu quân. Hình ảnh chỉ quân đội nhà Trần.

    – Sức mạnh của quân đội nhà Trần: “tì hổ”, khí thôn ngưu”

         + Quân đội được so sánh với “tì hổ” – hổ báo: loài mãnh thú chốn rừng sâu qua đó cụ thể hóa sức mạnh và sự dũng mãnh, khí thế hừng hực làm chủ của quân đội nhà Trần.

         + Tác giả làm rõ sức mạnh ấy bằng hình ảnh “khí thôn ngưu”: Là biểu tượng chỉ người trẻ tuổi mà khí phách anh hùng.

    → Với các hình ảnh so sánh, phóng đại, tác giả đã thể hiện sự ngợi ca, tự hào về sức mạnh, khí thế của quân đội nhà Trần đập tan âm mưu xâm lược của kẻ thù.

    ♦ Tiểu kết:

    – Nội dung:

         + Hai câu thơ đầu làm sống dậy thời đại nhà Trần với hào khí Đông A vang núi dậy sông bằng hình ảnh của những người anh hùng vệ quốc tư thế hiên ngang, kiêu dũng tầm vóc sánh ngang tầm vũ trụ cùng lực lượng quân đội hùng hậu khí thế ngút trời

         + Ẩn sau đó là niềm tự hào của tác giả về sức mạnh và chiến công của dân tộc. Đó là biểu hiện của lòng yêu nước

    – Nghệ thuật:

         + Bút pháp gợi, không tả, kể chi tiết

         + Sử dụng các hình ảnh ước lệ: Kháp kỉ thu, tì hổ, khí thôn ngưu

         + Sử dụng các biện pháp so sán, ước lệ độc đáo

    2. Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão

    – Nợ công danh: Theo quan niệm nhà Nho, đây là món nợ lớn mà một trang nam nhi khi sinh ra đã phải mang trong mình.

         + Nó gồm 2 phương diện: Lập công (để lại chiến công, sự nghiệp), lập danh (để lại danh thơm cho hậu thế). Kẻ làm trai phải làm xong hai nhiệm vụ này mới được coi là hoàn trả món nợ.

         + Liên hệ với Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ. Họ đều là những người trăn trở về món nợ công danh.

    – Phạm Ngũ Lão quan niệm: Thân nam nhi mà không lập được công danh sự nghiệp thì “luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”

         + Thẹn: Tự cảm thấy mình chưa bằng người khác, cảm giác thua kém, xấu hổ

         + Vũ Hầu: Tức Khổng Minh là tấm gương về tinh thần tận tâm tận lực báo đáp chủ tướng. Hết lòng trả món nợ công danh đến hơi thở cuối cùng, để lại sự nghiệp vẻ vang và tiếng thơm cho hậu thế.

         + Phạm Ngũ Lão: Con người từ thuở hàn vi vì lo việc nước quên sự nguy hiểm của mình, hết lòng phục vụ nhà Trần, được phong tới chức Điện Súy, tước Nội Hầu. Vậy mà ông vẫn cảm thấy hổ thẹn

    → Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão hết sức cao cả của một nhân cách lớn. Thể hiện khát khao, hoài bão hướng về phía trước để thực hiện lí tưởng

    → Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão đánh thức ý chí làm trai, chí hướng lập công cho các trang nam tử đời Trần.

    ⇒ Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay:

    Sống phải có ước mơ, hoài bão, biết vượt qua khó khăn, thử thách để biến ước mơ thành hiện thực, có ý thức trách nhiệm với cá nhân và cộng đồng

    ♦ Tiểu kết:

    – Nội dung: Hai câu thơ thể hiện nỗi thẹn cao cả của một nhân cách lớn. Qua đó thể hiện tinh thần yêu nước, khích lệ ý chí lập công lập danh của nam nhi đời Trần

    – Nghệ thuật: Sử dụng điển cố “thuyết Vũ Hầu”, bút pháp gợi kết hợp với bút pháp biểu cảm.

    III. Kết bài

    – Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ

    – Liên hệ với những bài thơ cùng chủ đề yêu nước như Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải), Cảm hoài (Đặng Dung),…

    ———————————————————————–

    I. Mở bài

    – Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi: Là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới với sự nghiệp văn học đồ sộ.

    – Giới thiệu về tập thơ Quốc âm thi tập và bài thơ cảnh ngày hè: Quốc âm thi tập là tập thơ đặt nền móng cho sự mở đường của thơ chữ Nôm, cảnh ngày hè là một trong những bài thơ hay nhất của tập thơ.

    II. Thân bài

    1. Sáu câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ngày hè

    – Hoàn cảnh sống của Nguyễn Trãi trong những ngày về ở ẩn:

    + “Rồi”: Là một từ cổ có nghĩa là rảnh rỗi, nhàn hạ

         + “Ngày trường”: Ngày dài, chỉ khoảnh thời gian rảnh rỗi.

         + Hóng mát: Hoạt động an nhàn, tĩnh tại, thư thái

    → Tâm thế an nhàn, thảnh thơi của tác giả. Nguyễn Trãi một đời bận rộn, tận tâm vì đất nước, đây là những giây phút hiếm hoi của cuộc đời.

    – Bức tranh thiên nhiên rực rỡ, sống động.

         + Xuất hiện trong ba câu thơ là những sự vật quen thuộc của của mùa hè: lá hòe , thạch lựu, hoa sen.

    → Sự vật gần gũi, giản dị

         + Cách miêu tả sự vật của tác giả: Màu sắc – màu xanh của hoa hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, trạng thái – đùn đùn, rợp, phun, tiễn, mùi hương: mùi sen cuối hạ.

    → Cách miêu tả tinh tế, sinh động khiến các sự vật hiện lên vừa có màu sắc vừa có trạng thái, vừa có mùi hương

    ⇒ Các sự vật vốn gần gũi, giản dị nhưng qua cách phối hợp đường nét, màu sắc cùng các động từ mạnh đã vẽ lên một bức tranh căng tràn sự sống

    ⇒ Thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên của của Nguyễn Trãi.

    – Vẻ đẹp bức tranh cuộc sống con người

         + Nguyễn Trãi dùng nhiều từ Hán Việt như ngư phủ, cầm ve, tịch dương kết hợp nhuần nhuyễn với những từ thuần Việt tạo nên vẻ đẹp vừa mộc mạc, bình dị, vừa trang trọng tao nhã.

         + Cuộc sống được cảm nhận bằng âm thanh: Âm thanh từ làng chợ cá, của tiếng ve râm ran mỗi độ hè về

         + Nhà thơ sử dụng hai từ láy tượng thanh “lao xao” – âm thanh của những phiên chợ cá, “dắng dỏi” – diễn tả âm thanh của tiếng ve, kết hợp với nghệ thuật đảo cấu trúc câu nhằm nhấn mạnh những âm thanh bao trùm làng quê.

    → Cuộc sống sôi động, ồn ão, tràn đầy sức sống và âm thanh.

    ⇒ Cả thiên nhiên và con người đều hiện lên tràn đầy sức sống

    ⇒ Tâm hồn lạc quan, yêu đời, tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên, tha thiết với cuộc sống quê nhà của nhà thơ Nguyễn Trãi.

    2. Hai câu cuối: Tâm sự và ước nguyện của nhà thơ

    – “Dẽ” là từ cổ nghĩa là lẽ, lẽ ra

    – “Ngu cầm” là cây đàn của vua Nghiêu vua Thuấn. Đây là điển cố quen thuộc của Trung Hoa kể về thời đại Nghiêu Thuấn – những ông vua nhân từ đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Hằng ngày vua Nghiêu Thuấn thường đem đàn ra gảy khúc nam phong ngợi ca cảnh thái bình trên xứ sở này

    → Thể hiện ước muốn có được cây đàn để ca ngợi khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và cuộc sống vui tươi trên quê hương ông.

    → Câu thơ thể hiện niềm vui sướng, hạnh phúc của tác giả khi được sống hòa hợp cùng thôn quê.

    – Câu thơ cuối cùng thể hiện rõ ràng, cụ thể ước mơ được thấy cảnh thanh bình, ấm no trên đất nước.

    → Nguyễn Trãi dù sống trong cảnh thanh nhàn nhưng vẫn nặng lòng với dân với nước. Ông ước mơ về cuộc sống no đủ, ấm áp sung túc không chỉ trên quê hương ông mà còn trải khắp đất nước.

    3. Nghệ thuật

    – Giọng điệu trữ tình, sâu lắng, bút pháp tả sinh động

    – Thể thơ sáng tạo thất ngôn xen lục ngôn

    – Ngôn ngữ thơ phong phú, đa dạng vừa có lớp từ Hán Việt vừa có lớp từ thuần Việt tạo nên vẻ đẹp vừa trang trọng vừa bình dị

    – Sử dụng các điển tích, điển cố

    III. Kết bài

    – Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

    – Mở rộng: Liên hệ với những bài thơ cùng chủ đề như “Quy hứng” của Nguyễn Trung Ngạn, “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

    Bình luận

Viết một bình luận