Giúp mk 15 câu này với ạ ! Cảm ơn mn nhiều 1/ Khi vẽ được đường sức đi qua một điểm ta có thể xác định được A. chiều và phương từ trường tại điểm đó.

By Elliana

Giúp mk 15 câu này với ạ ! Cảm ơn mn nhiều
1/ Khi vẽ được đường sức đi qua một điểm ta có thể xác định được
A. chiều và phương từ trường tại điểm đó.
B. chỉ biết được chiều từ trường tại điểm đó.
C. phương, chiều và độ lớn của từ trường tại điểm đó.
D. chiều và độ lớn của lực từ tại điểm đó.
2/ Đặc điểm nào sau đây không phải của đường sức từ?
A. là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.
B. là những đường thẳng song song cách đều nhau nếu là từ trường đều.
C. là những đường tròn tiếp xúc với nhau tại một điểm nếu do một dòng điện thẳng dài vô hạn gây ra.
D. có thể là đường thẳng nếu do dòng điện tròn gây ra.
3/ Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện có phương
A. vuông góc với dây dẫn và song song với các đường sức từ.
B. song song với dây dẫn và vuông góc với các đường sức từ.
C. song song với cả dây dẫn và đường sức từ.
D. vuông góc với cả dây dẫn và đường sức từ.
4/ Lực từ tác dụng lên một dây dẫn mang dòng điện bằng 0 khi dây dẫn đó đặt
A. song song với đường sức từ.
B. vuông góc với đường sức từ.
C. hợp với đường sức từ góc 120°.
D. hợp với đường sức từ góc 30°.
5/ Để đo cảm ứng từ của một từ trường đều người ta đặt vào đó một dây dẫn mang dòng điện, rồi đo lực từ tác dụng lên nó. Độ lớn của cảm ứng từ
A. tỉ lệ thuận với độ lớn của lực từ tác dụng lên dòng điện thử.
B. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện thử.
C. phụ thuộc vào góc tạo bởi dây dẫn và đường cảm ứng từ.
D. không phụ thuộc vào cường độ dòng điện thử.
6/ Lực Lorenxo tác dụng lên một điện tích điểm bằng 0 chỉ khi điện tích này chuyển động
A. vuông góc với từ trường.
B. song song với từ trường.
C. cùng phương, cùng chiều với từ trường.
D. cùng phương, ngược chiều với từ trường.
7/ Đưa một nam châm lại gần vòng dây đến một khoảng cách nào đó rồi dừng lại, dòng điện cảm ứng trong vòng dây sẽ
A. xuất hiện khi nam châm chuyển động và mất đi khi nam châm dừng lại.
B. xuất hiện khi nam châm chuyển động và vẫn tồn tại khi nam châm đã dừng.
C. chỉ xuất hiện khi nam châm đã dừng lại.
D. không có dòng điện cảm ứng nào trong vòng dây.
8/ Từ thông qua một khung dây có thể quay quanh một trục cố định trong một từ trường đều có vecto cảm ứng từ vuông góc với trục quay đạt giá trị lớn nhất khi vecto cảm ứng từ:
A. song song với mặt phẳng khung dây.
B, vuông góc với mặt phẳng khung dây.
C. hợp với mặt phẳng khung dây góc 45°.
D. hợp với mặt phẳng khung dây góc 180°.
9/ Chọn phát biểu đúng.
A. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường có thể nhỏ hơn 1.
B. Chiết suất tỉ đối của môi trường 2 so với môi trường 1 bằng chiết suất tỉ đối của 1 so với 2.
C. Chiết suất tỉ đối của hai môi trường có thể nhỏ hơn 1.
D. Nếu môi trường 1 chiết quang hơn môi trường 2 thì chiết suất tỉ đối của 2 so với 1 phải lớn hơn 1.
10/ Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước theo phương vuông góc với mặt nước. Kết luận nào đúng?
A. Tia sáng bị lệch về phía mặt phân cách.
B. Tia sáng bị lệch về phía pháp tuyến.
C. Tia sáng truyền thẳng.
D. Đối xứng với tia tới qua pháp tuyến.
11/ Một tia sáng được chiếu từ môi trường này sang môi trường khác. Trong trường hợp nào sau đây có thể xảy ra phản xạ toàn phần?
A. Từ không khí vào nước.
B. Từ nước vào thủy tinh.
C. Từ thủy tinh vào kim cương.
D. Từ không khí vào chân không.
12/ Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến phản xạ toàn phần?
A. Kim cương sáng lóng lánh.
B. Ánh sáng truyền được trong các sợi cáp quang.
C. Ảo giác trên sa mạc (còn gọi là hiệu ứng vũng nước)
D. Sự nâng lên của đáy chậu có chứa nước.
13/ Chiếu một tia sáng qua lăng kính thì
A. tia sáng truyền thăng vì môi trường lăng kính là đồng nhất.
B. tia sáng bị lệch về phía đáy của lăng kính.
C. tia sáng bị lệch về phía đỉnh của lăng kính.
D, tùy vào góc tới mà tia sáng có thể bị lệch về đáy hoặc lệch về đỉnh của lăng kính.
14/ Ứng dụng nào sau đây không phải của lăng kính
A. Phân tích ánh sáng từ một nguồn ánh sáng trắng thành các thành phần đơn sắc.
B. Tạo ảnh thuận chiều trong ống nhòm.
C. Làm lệch đường đi của chùm tia tới.
D. Tạo chùm sáng song song trong các đèn cao áp.
15/ Để tăng số bội giác của ảnh của một vật qua kính thiên văn ta cần:
A. tăng tiêu cự của vật kính và giảm tiêu cự của thị kính.
B. giảm tiêu cự của vật kính và thị kính.
C. tăng độ dài quang học của kính.
D, tăng tiêu cự của vật kính và thị kính.




Viết một bình luận