giúp mk vs các cậu giỏi địa ^^ câu 1 vùng trung du và miền núi bắc bộ ( sự khác biệt giữa 2 kiểu vùng đông bắc và tây bắc ) ? câu 2 trình bày về thế m

By Serenity

giúp mk vs các cậu giỏi địa ^^
câu 1 vùng trung du và miền núi bắc bộ ( sự khác biệt giữa 2 kiểu vùng đông bắc và tây bắc ) ?
câu 2 trình bày về thế mạnh ( công nghiệp nông lâm nghiệp ) vùng trung du và miền núi bắc bộ ?
câu 3 trình bày đặc điểm dân cư xã hội những thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển kinh tế xã hội vùng tây nguyên ?
câu 4 trình bày tình hình phát triển và phân bố một số ngành kinh tế chủ yếu ở tây nguyên ?
câu 5 để phát triển nông lâm nghiệp của tây nguyên , trung du và miền núi bắc bộ cần có những kế hoạch gì ?

0 bình luận về “giúp mk vs các cậu giỏi địa ^^ câu 1 vùng trung du và miền núi bắc bộ ( sự khác biệt giữa 2 kiểu vùng đông bắc và tây bắc ) ? câu 2 trình bày về thế m”

  1. Câu 1. Xem bảng so sánh ở ảnh

    Câu 2. Các thế mạnh công nghiệp, nông – lâm nghiệp của TDMNBB:

    a) Công nghiệp.

                                    – Tài nguyên khoáng sản giàu có, đa dạng (than đá, sắt, mangan, thiếc, đồng….)

                                    => Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản và năng lượng (nhiệt điện), luyện kim, cơ khí, sx vật liệu xây dựng…

    b) Nông nghiệp.

                                    – Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh thích hợp cho nhiều loại cây trồng.

                                    – Đất feralit đỏ vàng tập trung với diện tích lớn trên vùng đồi thấp và trung du

                                    => Phát triển đa dạng các loại cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả…  nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới (chè, hồi, quế, mận, táo, lê..)

                                    – Các đồng cỏ, cao nguyên thuận lợi cho chăn thả gia súc (trâu, bò)

                                    – Ven biển phía Đông Nam giáp biển => phát triển thủy sản, du lịch…

    c) Lâm nghiệp: Đồi núi chiếm phần lớn diện tích => phát triển lâm nghiệp

    Câu 3. Đặc điểm dân cư xã  hội Tây Nguyên:

          – Là địa bàn của nhiều dân tộc ít người như: Bana, Ê đê, Gia rai, M’nông… có nền văn hóa đặc sắc. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại.

          –  Mật độ: thấp, phân bố không đều:

                      + Các dân tộc ít người chiếm 30% chủ yếu sống trên cao nguyên.

                      + Dân tộc Việt (kinh) chiếm 70% chủ yếu sinh sống ở các đô thị, ven đường giao thông, các nông – lâm trường.

          – Nhiều chỉ tiêu dân cư – xã hội còn thấp => Đời sống dân cư còn gặp nhiều khó khăn

    * Thuận lợi: 

    – Dân cư có nhiều kinh nghiệm trong canh tác cây công nghiệp lâu năm.

    – Nét văn hóa đa dạng và độc đáo, nhiều di sản văn hóa => thuận lợi cho phát triển du lịch

    * Khó khăn:

    – Là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc ít người nên cần có nhiều chính sách quan tâm hơn.

    – Thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật, có tay nghề giỏi

    – Cơ sở vật chất hạ tầng của đồng bào dân tộc nhìn chung còn khó khăn, chưa phát triển.

    – Vấn đề an ninh quốc phòng, đoàn kết dân tộc.

    Câu 4. Sự phát triển một số ngành kinh tế Tây Nguyên

    b) Nông nghiệp.

    Giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong cơ cấu kinh tế vùng.

    * Trồng trọt.

    – Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn.

    – Cây công nghiệp lâu năm phát triển khá nhanh với cây cà phê, cao su, chè, điều.

    – Trồng hoa quả ôn đới.

    *Chăn nuôi. Gia súc lớn (trâu, bò đàn, bò sữa)

    * Lâm nghiệp.

    – Phát triển mạnh, kết hợp khai thác với trồng mới và giao khoán bảo vệ rừng.

    – Nông và lâm nghiệp đang chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu và thị trường trong nước.

    b) Công nghiệp.

      Có nhiều chuyển biến nhanh: công nghiệp thủy điện, chế biến gỗ, chế biến nông sản phát triển.

    c) Dịch vụ.

    – Xuất khẩu nông sản lớn thứ 2 cả nước, sau đồng bằng sông Cửu Long (Năm 1999 đạt 123 triệu USD)

    – Du lịch: có xu hướng phát triển mạnh. Du lịch  sinh thái và văn hoá, nghỉ dưỡng phát triển (Đà Lạt, Bản Buôn )

    giup-mk-vs-cac-cau-gioi-dia-cau-1-vung-trung-du-va-mien-nui-bac-bo-su-khac-biet-giua-2-kieu-vung

    Trả lời
  2. Câu 2

    1/ Công nghiệp

    a, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản 

    – giàu tài nguyên khoáng sản nhất nước (kim loại đen, kim loại màu …). tạo điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp luyện kim, chế tạo máy 

    – than ( quảng ninh, thái nguyên ) thuận lợi phát triển nhiệt điện xuất khẩu 

    – apatit(lào cai) thuận lợi phát triển công nghiệp hóa chất 

    – vật liệu xây dựng, đá vôi, sét, cát phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng 

    b, Thủy điện

    – xây dựng các nhà máy thủy điện hòa bình, sơn la có ý nghĩa lớn 

    + cung cấp điện năng 

    + điều tiết lũ và cung cấp nước tưới cho mùa khô 

    + nuôi trồng thủy sản 

    + khai thác du lịch

    + điều hòa khí hậu ở địa phương 

    2/ Nông nghiệp 

    a, Trồng trọt 

    – cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới qyu mô sản xuất tương đối tập trung, các sản phẩm có giá trị cao trên thị trường 

    + cây công nghiệp chè( hà giang, sơn la), hồi (lạng sơn)

    + trồng cây ăn quả cận nhiệt, ôn đới mơ, mận, đào…

    b, Chăn nuôi 

    – năm 2002 

    + trâu 1,7 triệu con chiếm 57,3% cả nước 

    + bò 900 nghìn con chiếm 16% đàn bò cả nước 

    lợn 5,8 triệu con chiếm 22% đàn lợn cả nước 

    Câu 3

    * thuận lợi 

    – dân số là 5,5 triệu người năm 2014 chiếm 6,1% dân số cả nước 

    – tây nguyên là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người ( bana, mạ, coho…) với truyền thống văn hóa độc đáo 

    – coa các di sản về văn hóa , lễ hội độc đáo ( lễ hội cồng chiêng, hội đua voi…) thu huta nhiều du khách trong và ngoài nước 

    – có 1 số cơ sở công gnhieepj qyu mô nhỏ chủ yếu là chế biến sản phẩm công nghiệp 

    – bước đầu đã thu hút vốn đầu tư nước ngoài 

     – đường lối chính sách phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hoiij của vùng 

    * Khó khăn 

    – mùa khô thường kéo dài dẫn tới nguy cơ thiếu nước 

    – thiếu lao động ngành nghề cán bộ khoa học kĩ thuật 

    – cơ sở hạ tần còn thiếu thốn 

    Trả lời

Viết một bình luận