Gọi t là nhiệt độ lúc sau, t0 là nhiệt độ lúc đầu của vật. Công thức nào là công thức tính nhiệt lượng mà vật thu vào? * 1 điểm Q = m(t – t0) Q = mc(t

By Amara

Gọi t là nhiệt độ lúc sau, t0 là nhiệt độ lúc đầu của vật. Công thức nào là công thức tính nhiệt lượng mà vật thu vào? *
1 điểm
Q = m(t – t0)
Q = mc(t0 – t)
Q = mc
Q = mc(t – t0)
Một ấm nhôm có khối lượng 300 g chứa 0,5 lít nước đang ở nhiệt độ 25°C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm, nước lần lượt là c1 = 880 J/kg.K, c2 = 4200 J/kg.K. Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước trong ấm là: *
1 điểm
177,3 kJ
177,3 J
177300 kJ
17,73 J
Nếu hai vật có nhiệt độ khác nhau đặt tiếp xúc nhau thì: *
1 điểm
Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ hai vật như nhau.
Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ một vật đạt 0°C
Quá trình truyền nhiệt tiếp tục cho đến khi nhiệt năng hai vật như nhau.
Quá trình truyền nhiệt cho đến khi nhiệt dung riêng hai vật như nhau.
Chọn phương án sai: *
1 điểm
Nhiệt lượng của vật phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ và nhiệt dung riêng của vật.
Khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng lớn.
Độ tăng nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng nhỏ.
Cùng một khối lượng và độ tăng nhiệt độ như nhau, vật nào có nhiệt dung riêng lớn hơn thì nhiệt lượng thu vào để nóng lên của vật đó lớn hơn.

0 bình luận về “Gọi t là nhiệt độ lúc sau, t0 là nhiệt độ lúc đầu của vật. Công thức nào là công thức tính nhiệt lượng mà vật thu vào? * 1 điểm Q = m(t – t0) Q = mc(t”

  1. Giải thích các bước giải:

     +  Công thức tính nhiệt lượng mà vật thu vào  Q = mc(t – t0)

      + Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước trong ấm là 177,3 kJ

    +  Độ tăng nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng nhỏ.(sai)

    Trả lời
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

     1: Gọi t là nhiệt độ lúc sau, t0 là nhiệt độ lúc đầu của vật. Công thức nào là công thức tính nhiệt lượng mà vật thu vào  Q = mc(t – t0)

     2: Một ấm nhôm có khối lượng 300 g chứa 0,5 lít nước đang ở nhiệt độ 25°C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm, nước lần lượt là c1 = 880 J/kg.K, c2 = 4200 J/kg.K. Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước trong ấm là 177,3 kJ

     3: Nếu hai vật có nhiệt độ khác nhau đặt tiếp xúc nhau thì: Quá trình truyền nhiệt dừng lại khi nhiệt độ hai vật như nhau.

     4: Chọn phương án sai: Độ tăng nhiệt độ của vật càng lớn thì nhiệt lượng mà vật thu vào để nóng lên càng nhỏ.

    Trả lời

Viết một bình luận