Hai vòi nước cùng chảy vào 1 cái bể không có nước thì sau 3h20′ thì đầy bể. Nếu vòi 1 chảy trong 3h, sau đó vòi 2 chảy trong 2h thì chỉ đc 4/5 bể. Hỏi mỗi vòi chảy một mình thì sau bao lâu đầy bể ?
Hai vòi nước cùng chảy vào 1 cái bể không có nước thì sau 3h20′ thì đầy bể. Nếu vòi 1 chảy trong 3h, sau đó vòi 2 chảy trong 2h thì chỉ đc 4/5 bể. Hỏi mỗi vòi chảy một mình thì sau bao lâu đầy bể ?
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Đáp án:
vòi 1 chảy 1 mình thì đầy bể trong 5h
vòi 2 chảy 1 mình thì đầy bể trong 10h
Giải thích các bước giải:
Gọi x(h) là thời gian vòi 1 chảy 1 mình đầy bể
–> Mỗi giờ vòi 1 chảy được : 1/x (bể)
– Gọi y(h) là thời gian vòi 2 chảy 1 mình đầy bể
–> Mỗi giờ vòi 2 chảy được : 1/y (bể)
Mỗi giờ cả 2 vòi chảy được : (1/x + 1/y) (bể)
– 2 vòi cùng chảy thì đầy bể trong 3h20′ = 10/3 (h)
–> Mỗi giờ 2 vòi chảy được : 1/(10/3) = 3/10 (bể)
–> 1/x + 1/y = 3/10 (1)
Vòi 1 chảy 3h –> chảy được : 3/x (bể)
– Vòi 2 chảy 2h –> chảy được : 2/y (bể)
–> Lúc đó cả 2 vòi chảy được 4/5 bể –> 3/x + 2/y = 4/5 (2)
Giải hệ (1) ; (2) ta có : 1/x = 1/5 ; 1/y = 1/10
– Vậy vòi 1 chảy 1 mình thì đầy bể trong 5h
. . . . vòi 2 chảy 1 mình thì đầy bể trong 10h
chuccs bạn học tốt